VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG VẬN HÀNH DU LỊCH THÔNG MINH

an-giang-eco-tourism-25

“Công nghệ thông minh có thể đi trước nhưng đó chỉ là bề mặt về thành tựu của một xã hội phát triển. Tuy nhiên, để điều khiển sự thông minh của các công cụ về công nghệ vẫn do con Người chi phối. Điều này có nghĩa là chính con Người đã lập trình nên công nghệ để phục vụ lại nhu cầu ngày càng phong phú của chính chúng ta.”

Khi khái niệm du lịch thông minh được áp dụng vào thực tế cho các điểm đến trên toàn cầu; từ việc nâng cao nhận thức, khả năng tập hợp và xử lý nguồn thông tin rộng lớn do hệ thống các kênh công nghệ mang lại, đòi hỏi nhân lực quản trị hệ thống vận hành trong toàn ngành cần được nhanh chóng thích ứng về năng lực thực hiện để kiểm soát hoặc điều khiển các giá trị tích cực trong bối cảnh công nghệ lên ngôi và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới mà ngành du lịch đang chịu tác động lớn trong tiến trình hội nhập.

Yếu tố con Người vẫn là then chốt để vận hành tính cân bằng nhu cầu xã hội và nguồn cung cấp theo xu thế phát triển; cụ thể đối với ngành du lịch trong thời của du lịch thông minh lên ngôi thì các tiêu chuẩn về con Người để điều khiển hệ thống “thông minh” cần được ưu tiên quan tâm. Trong đó, việc thiết lập ra các bộ tiêu chuẩn cho nhân lực thông minh để vận hành hệ thống thông minh là cần thiết. Công nghệ thông minh có thể đi trước nhưng đó chỉ là bề mặt về thành tựu của một xã hội phát triển. Tuy nhiên, để điều khiển sự thông minh của các công cụ về công nghệ vẫn do con Người chi phối. Điều này có nghĩa là chính con Người đã lập trình nên công nghệ để phục vụ lại nhu cầu ngày càng phong phú của chính chúng ta.

Tháp nhân lực bên dưới được phân tích theo 3 nhóm đối tượng nhân lực trong quá trình hình thành và sử dụng công nghệ và thụ hưởng thụ lợi ích từ công nghệ. Trong đó:

+ Nhóm 1 bao gồm những người tạo ra ý tưởng và thiết lập nên sản phẩm công nghệ, tạm gọi nhóm này là nhân lực cấp cao trong việc chi phối sản phẩm công nghệ vì họ tạo ra được các công cụ thông minh như mong muốn để đáp ứng nhu cầu phát triển về sự thông minh của con người.

+ Nhóm 2 bao gồm những người tiếp nhận thành tựu từ nhóm 1 và quản lý vận hành hệ thống công nghệ. Có thể có hai yếu tố tích cực và tiêu cực từ tác động của công nghệ. Họ hoặc có thể dẫn dắt công nghệ mang lại lợi ích cho cộng đồng hoặc có thể phá hủy hệ thống an ninh từ phạm vi nhỏ nhất là an ninh cá nhân hoặc quốc gia hoặc trên phạm vi toàn cầu.

+ Nhóm 3 bao gồm những người thụ hưởng giá trị công nghệ thông minh; là cộng đồng dân cư sinh sống, học tập và làm việc trong mọi lĩnh vực của đời sống. Họ áp dụng các ứng dụng vào đời sống để phục vụ cho nhu cầu phát triển của cá nhân hoặc gia đình hoặc tổ chức. Từ yếu tố này, nếu những ai có đam mê về công nghệ, họ sẽ có cơ hội tiếp cận và trở thành nhóm 1.

Tóm lại, việc thụ hưởng và tiếp nối các giá trị của công nghệ thông tin thông minh là một quy trình khép kín giữa Người và Người mà công nghệ là thành quả của sự thông minh của chính chúng ta.

Theo phân tích trên, việc áp dụng khoa học công nghệ vào du lịch sẽ giúp cho cả chuỗi giá trị cung ứng ngành du lịch hưởng lợi ích từ các tác động tích cực của nó như việc đáp ứng nhu cầu đầu vào đầu ra của hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng và dịch vụ ăn uống, phương tiên vận chuyển.

Trong bối cảnh này, ở phạm vị hẹp hơn và ở 1 thị trường ngách như du lịch nông nghiệp, người nông dân cũng sẽ thụ hưởng được lợi ích từ việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, canh tác và cung cấp sản phẩm cho du lịch. Họ có thể sử dụng các kênh truyền thông như các ứng dụng trên điện thoại, trang web, fan page… để có thể bán hàng trực tiếp đến khách hàng mà không bị giới hạn bởi biên giới của của một quốc gia. Mặc khác, người nông dân sẽ cắt giảm được chi phí bán hàng, chi phí quản lý nhân sự để thực hiện thành công một thương vụ tạo được sức cạnh tranh về giá cho sản phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, đây cũng là một quá trình thách thức khi chúng ta thực hiện tiến trình doanh nhân hóa nông dân có sử dụng công nghệ cao vào tận các hộ dân để họ có cơ hội “khởi nghiệp” bằng công nghệ dựa trên năng lực sản xuất truyền thống hiện nay. Một quốc gia khởi nghiệp như Việt Nam mà đặc biệt trong lĩnh vực du lịch cần có một lộ trình dài hơi để kết nối về mặt quản trị nguồn nhân lực, “đào tạo” nhân lực bằng nhiều góc độ, bằng nhiều hình thức và kỹ thuật 4.0 nhằm giúp cho nguồn cung ứng về sản phẩm nông nghiệp vào ngành nhà hàng, khách sạn hoặc các dịch vụ homestay được xuất hiện, tồn tại, phát triển và phát triển bền vững trên thị trường trong và ngoài nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *