Phát triển là một quá trình diễn ra trong bối cảnh tái cấu trúc toàn cầu, trong đó bình đẳng giới là một thành phần cơ bản. Tuy nhiên, trong các chính sách phát triển thì yếu tố giới vẫn còn bị mờ nhạt. Đối với kinh tế vĩ mô, phụ nữ vẫn còn khá chậm chạp trong thăng tiến vì ảnh hưởng yếu tố như nuôi dạy con cái hoặc những công việc không được trả lương.
Du lịch cũng là một trong các ngành của phát triển. Mặc dù đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội được ghi nhận rộng rãi trong các tài liệu, trong những năm qua, người ta đã ít chú ý đến việc ngành du lịch mang lại lợi ích gì cho phụ nữ và nam giới, cũng như mối quan hệ giữa du lịch và bình đẳng giới. Theo UNWTO, du lịch thể hiện cả cơ hội và thách thức đối với phụ nữ, điều này khiến cho quan điểm bình đẳng giới cần được thúc đẩy trong du lịch.
Để hiểu rõ thêm về giới trong du lịch, một cách tương đối, những vấn đề liên quan đến việc làm trong du lịch được chia theo 3 nhóm như sau:
- Việc làm trực tiếp được tạo ra bởi chi tiêu trực tiếp của khách du lịch tại các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vận tải khách du lịch, trung tâm thông tin du lịch, trung tâm mua sắm…
- Việc làm gián tiếp được tạo ra bởi các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào cho các dịch vụ trực tiếp như xây dựng, ngân hàng hoặc các đơn vị có liên quan khác
- Việc làm phụ trợ được tạo ra bởi khi ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy nhu cầu việc làm cho các ngành khác như y tế, giáo dục, dịch vụ an ninh…
VIỆC LÀM CỦA NỮ GIỚI TRONG DU LỊCH
Theo UNWTO và UN Women, du lịch là nguồn việc làm quan trọng cho phụ nữ, đặc biệt ở quốc gia đang phát triển. Du lịch mang đến nhiều cơ hội tạo thu nhập cho lao động nữ từ việc làm chính thức và không chính thức, công việc linh hoạt và có thể được thực hiện ở những nơi khác nhau.
Thực tế cho thấy rằng du lịch là ngành thu hút số lượng lớn lao động, tạo cơ hội việc làm cho những người tham gia thị trường lao động đầu tiên hoặc gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.
Mặt khác, việc làm du lịch cũng tạo ra nhiều thách thức cho phụ nữ phải đối mặt nơi làm việc. Đó là những công việc có mức lương thấp và bấp bênh.
Ngoài ra, việc khai thác tình dục phụ nữ và trẻ em gái cũng là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết trong việc làm du lịch. Khai thác và buôn bán tình dục ở con người đôi khi xảy ra trong ngành du lịch. Điều này khiến phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực và lạm dụng đặc biệt. Một số nghiên cứu được thực hiện về bạo lực trên cơ sở giới trong du lịch ở Bắc Âu cho thấy phụ nữ chịu sự quấy rối tình dục và các loại bạo lực từ giới khác nhiều hơn so với nam giới và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, lao động nữ chiếm 55.5% đối với ngành dịch vụ ăn uống và lưu trú trong du lịch toàn cầu.
NỮ QUYỀN TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Chương trình nghị sự 2030 là một công cụ đánh giá lại sự phát triển bền vững ở cấp độ xã hội, kinh tế và môi trường. Nếu không có bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, không thể có sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, trên thực tế, du lịch có tác động về môi trường, xã hội và chính trị. Hơn nữa, từ các phân tích về việc làm làm phát sinh một chuỗi nhiều biến số liên quan đến kinh tế, nghèo đói, chính trị và sức khỏe xã hội, có tác động khác nhau đối với nam giới và phụ nữ.
Khi phụ nữ được trao cơ hội để làm kinh tế thì lợi ích mang lại cho gia đình, cộng đồng của họ cũng rất lớn và cuối cùng là các nổ lực để họ phát triển kinh tế quốc gia. Mở ra các cơ hội phát triển kinh tế cho phụ nữ là góp phần thúc đẩy giảm nghèo nhanh chóng trong tiến bộ của chương trình nghị sự 2030 của 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ THÔNG QUA DU LỊCH (UNWTO)
- Thành lập ban điều hành bao gồm các bên tham gia.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về nữ giới trong phát triển du lịch bao gồm các nghiên cứu khoa học và thực tiễn.
- Xây dựng cổng thông tin tourismgender.com để nối kết kiến thức toàn cầu.
- Xây dựng hệ thống kiến thức quốc tế về các cơ hội cho phụ nữ về du lịch
- Kêu gọi các thành viên UNWTO tham gia hỗ trợ thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ trong du lịch.
- Thúc đẩy hoạt động đại sứ du lịch, những người ủng hộ và các chuyên gia trong vấn đề giới từ khắp nơi trên thế giới.
HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
Khu vực công
Các chính phủ cần thực hiện các chiến lược du lịch với quan điểm về giới hoặc thiết kế chiến lược du lịch xuyên suốt từ góc độ giới trở thành một phần thực tế của chiến lược du lịch quốc gia và được ưu tiên trong ngân sách. Bước đầu tiên là tìm hiểu thực tế của những người phụ nữ sống ở các điểm du lịch và của những người tham gia du lịch với tư cách là công nhân.
Quản lý và lập kế hoạch du lịch có sự tham gia từ góc độ giới là một trong những nguyên tắc thiết yếu trong tất cả các kế hoạch và quản lý chính sách. Điều này tất nhiên phải kết hợp trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp, đào tạo và giáo dục. Tại thời điểm này, cần phải thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực mà hiện tại họ không có mặt vì đó là điều cần thiết cho việc tạo và thực hiện các chính sách du lịch (Mục tiêu 5)
Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo chủ chốt của ngành tại các cấp. Phụ nữ ở vùng nông thôn được tăng cường cơ hội tham gia hội thảo chuyên ngành ở thành thị; Hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực kinh doanh cho phụ nữ khởi nghiệp các nghề phục vụ liên quan đến du lịch tại cộng đồng địa phương…
Khu vực tư nhân
Việc làm bền vững (Mục tiêu 8) đòi hỏi quan điểm về giới trong chính sách việc làm du lịch, nhấn mạnh vào khoảng cách tiền lương, thúc đẩy lao động nữ tham gia và ra quyết định. Tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận đào tạo. Ví dụ: phụ nữ làm việc trong các khách sạn của các nước đang phát triển được nâng cao năng lực thông qua đào tạo đàng hoàng và việc làm bền vững. Tập trung đào tạo bộ kỹ năng để giúp phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống và công việc.
Phân tích về giới cần được tích hợp vào chuỗi giá trị cung ứng để củng cố công bằng thương mại, đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và đặc biệt là ra quyết định. Tiêu dùng có trách nhiệm (Mục tiêu 12) cần được khuyến khích không chỉ trong nhu cầu về tiêu chuẩn cho du khách mà còn tăng cường an ninh cho phụ nữ và trẻ em gái sống ở các điểm du lịch và cho phụ nữ tự đi du lịch.
Các tổ chức khác
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các cấp thực hiện kế hoạch hỗ trợ nữ giới trong các hoạt động liên quan đến du lịch, đặc biệt hoạt động du lịch cộng đồng như cải thiện tài chính vi mô cho phụ nữ các hộ gia đình..,
Cuối cùng nhưng không thể thiếu về các vấn đề chung
Rất cần thiết để phân tích các khía cạnh giới của phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch như nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng cũng như phân tích về giới của khu vực tư nhân liên quan đến du lịch. Phân công nhiệm vụ trong từng vị trí việc làm để tối đa hiệu quả từ nữ giới.
Nói KHÔNG với lạm dụng và quấy rối tình dục của đồng nghiệp tại các cấp độ việc làm và các khu vực công/tư và khách du lịch.
Sự phát triển của du lịch với quan điểm về giới là điều cần thiết để đạt được thành tựu cao nhất trong tính bền vững và trách nhiệm của du lịch. Hơn nữa, kể từ khi triển khai Chương trình nghị sự 2030 hoàn toàn trùng khớp với tuyên bố của Liên Hợp Quốc năm 2017 là Năm quốc tế về du lịch bền vững vì phát triển, ngành du lịch sẽ có thể chứng minh sự sẵn sàng chính trị của mình để đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Diễn đàn du lịch thế giới
và
Công ty Tư vấn và đào tạo GapEdu
Thực hiện Sứ mệnh
Metor chính phủ trong chính sách và vận hành phát triển du lịch bền vững
Mentor doanh nghiệp trong thiết kế và vận hành sản phẩm du lịch bền vững
Thông tin liên hệ:
Website: www.worldtourismforum.net//www.gapedu.vn
Email: info@gapedu.vn