KHỞI NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH CÙNG DIỄN ĐÀN DU LỊCH THẾ GIỚI

Bài viết được tham khảo kinh nghiệm từ doanh nhân du lịch của Diễn đàn Du lịch thế giới và

chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của chính phủ Canada – Alberta

STARTUP: CỦA TA “TA ẤP”

“Hãy xem Startup là một hành trình thú vị để ấp năng lực bản thân nở thành thực thể sống, phát triển vững vàng và có ích.” (Hanni Tran)

“Ấp” thế nào

“Ấp” cái gì

“Ấp” ở đâu

“Ấp” trong bao lâu

“ Nở” thế nào

“Nở” cái gì

“Nở” ở đâu

“Nở” trong bao lâu

Để trả lời được những câu hỏi gợi ý trên, Startup cần có những động thái tập trung về phát triển năng lực bản thân để vượt qua nỗi sợ hãi, giảm các lệ thuộc bên ngoài và tạo được niềm tin cho các mối quan hệ đối tác. Bằng các hình thức tự học hỏi, tự đào sâu, startup tự cho mình một giới hạn bao trùm các giới hạn khác để tìm thấy tư duy và năng lực được định hình và phát triển.

Startup lĩnh vực du lịch cũng không nằm ngoài hướng đi và cách làm của việc khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, du lịch là ngành kinh tế rộng, có ngoaị vi và nội hàm không biên giới. Hành trình này có vấp ngã hay suôn sẻ là do chính chúng ta định hình chúng từ năng lực của bản thân. Quá trình tích lũy kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm cũng là tài sản quý giá của các nhà sáng lập. Việc lường trước mọi khó khăn để chuẩn bị các giải pháp sẳn có và chúng ta có quyền nhìn thấy được đích đến mà không bị lẫn hoặc sai lệch tư duy kinh doanh vào các vòng xoáy của lực cản trong suốt quá trình chinh phục thử thách.

Năng lực con người là vô biên. Chúng ta hãy tự khai phá năng lực bản thân để đạt được mục tiêu. Sự lì lợm, tự giùi mài năng lực theo hướng tích cực sẽ là một động lực để chúng ta có những bước đi vững vàng hơn. Không ai cho không ai bao giờ – “There is no such thing as a free lunch“. Do đó chúng ta cần nhìn vào bản chất của các loại vấn đề đang xảy ra chung quanh ta. Nhìn sâu vào dòng chảy tiền tệ khi bắt đầu hướng đến các mục tiêu mà bạn sẽ tham gia thì bạn sẽ xác định được vị trí của bạn đang ở đâu trong mối quan hệ, để có một đàm phán tốt nhất theo hướng cùng có lợi.

Do đó, Startup du lịch cần xác định rõ thông qua các câu hỏi bên dưới để bắt đầu trải nghiệm hành trình khởi nghiệp đầy thú vị. Không có chông gai sẽ không thành công. Nhưng hãy biến chông gai thành điều kiện cần để chúng ta bước nhanh đến đỉnh vinh quang.

HÀNH TRÌNH STARTUP

Phân tích các câu hỏi bên dưới để chúng ta bắt đầu hành trình khởi nghiệp kinh doanh du lịch

  1. Tại sao bạn muốn bắt đầu kinh doanh du lịch?
  2. Bạn muốn doanh nghiệp của bạn trở thành gì?
  3. Bạn đang bán trải nghiệm gì?
  4. Tại sao mọi người sẽ mua trải nghiệm của bạn (sân chơi của bạn là gì)?
  5. Ai sẽ mua trải nghiệm của bạn?
  6. Đối thủ của bạn là ai?
  7. Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?
  8. Kinh nghiệm của bạn được bán như thế nào?
  9. Bạn sẽ quảng bá doanh nghiệp của bạn như thế nào cho khách hàng?
  10. Doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động như thế nào?
  11. Ngân sách hoạt động của doanh nghiệp của bạn là gì ?
  12. Chi phí khởi nghiệp của bạn là gì?
  13. Bạn sẽ đóng góp tài chính cho doanh nghiệp của bạn như thế nào?
  14. Làm thế nào bạn sẽ biết bạn thành công?

 

Tìm hiểu sâu hơn về du lịch thì du lịch là một ngành công nghiệp của các ngành công nghiệp. Nghĩa là du lịch là một tập hợp các hoạt động, dịch vụ mang lại trải nghiệm bao gồm vận chuyển, lưu trú, cơ sở ăn uống, cửa hàng bán lẻ, kinh doanh giải trí, phương tiện, dịch vụ khác cung cấp cho khách du lịch. Du lịch không chỉ là một lĩnh vực kinh doanh; nó là một động lực kinh tế vượt qua nhiều ngành công nghiệp và hỗ trợ tăng trưởng theo nhiều cách. Do đó, thị trường dành cho startup du lịch là không giới hạn. Tuy nhiên, để xác định được các yếu tố cần thiết cho cuộc phiêu lưu đầu tư, startup du lịch cần quan tâm đến:

DÒNG CHẢY TIỀN TỆ CỦA DU LỊCH

Khả năng chi tiêu của nhóm khách hàng mục tiêu tại nơi họ đến tham quan và trải nghiệm. Ví dụ, họ đi máy bay, thuê xe, ở khách sạn và thuê xe đạp…. Đây là chi tiêu trực tiếp của  khách du lịch cho doanh nghiệp địa phương. Từ kết quả của việc chi tiêu trực tiếp đó thì kinh doanh cho thuê xe đạp có thể kiếm được lợi nhuận và thuê thêm nhân viên. Đây là tác động gián tiếp của chi tiêu du lịch tạo ra tác động cấp số nhân như một động lực kinh tế bằng cách tăng tiền công, tiền lương, thu nhập, lợi nhuận và các chi phí kinh doanh khác. Ngoài ra, khi càng nhiều du khách đến khu nghỉ mát, nhiều công việc được tạo ra trong chuỗi cung ứng, như bán buôn, thực phẩm và đồ uống nhà cung cấp, nhà tổ chức sự kiện, nhà bán lẻ, nhà sản xuất, v.v, được kêu gọi tham gia để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhân viên mới được thuê bởi đơn vị cho thuê xe đạp bây giờ có tiền để chi tiêu vào quần áo, thực phẩm, vận chuyển, vv, và để nộp thuế. Đây được xem là tác động kinh tế của du khách lên kinh tế địa phương.

Các hiệu ứng lan tỏa này được nhìn nhận dưới hình thức thu nhập và thuế được chi tiêu trong vòng xoay của kinh tế địa phương về nhà ở, giáo dục, giao thông, cơ sở hạ tầng, năng lượng, truyền thông, chăm sóc sức khỏe và chi phí cá nhân khác. Và theo dòng chảy tiền tệ đó mà tác động về kinh tế của du lịch lên phát triển cộng đồng ngày một lớn dần tạo nên sung túc cho các giá trị xã hội khác.

BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT DOANH NHÂN DU LỊCH KHÔNG? Xem thêm bài viết bằng cách nhấn vào STARTUP DU LICH

DOANH NHÂN THÀNH CÔNG TRONG DU LỊCH CỦA CHÚNG TÔI đang vận hành doanh nghiệp trong các tổ chức, doanh nghiệp như được đề cập tại  website www.worldtourismforum.net//gapedu.vn

Email liên hệ: info@gapedu.vn  hoặc điền thông tin vào linh bên dưới, chúng tôi sẳn sàng là Mentor và Coach để các bạn cùng thành công với chúng tôi theo năng  lực của các bạn.

Hanni Tran

Giám đốc điều hành GapEdu Consulting & Training

Giám đốc Khu vực Châu Á – Diễn đàn du lịch thế giới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *