DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA TẠI TPHCM

du_lich-co-trach-nhiem-Di_tich_sai_gon_TPHCM

Đặt vấn đề

Trong một tóm tắt của 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (Millennium Development Goals – MDDs ) giai đoạn 2000 – 2015 và tiếp nối là các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDGs) giai đoạn 2016-2030 đã chỉ ra rằng việc bảo tồn và phát huy các giá trị về di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức để tạo nên sự phát triển bền vững cho giá trị quốc gia và dân tộc. Theo Liên hiệp quốc, có 164 tiêu chí để áp dụng cho 17 SDGs, trong đó mục tiêu 11.4 cho rằng việc bảo tồn di sản văn hóa sẽ mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân và ổn định văn minh đô thị.

Cụ thể là:

  • Lồng ghép di sản văn hóa với vấn đề phát triển đô thị bền vững
  • Áp dụng chính sách nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của các thể chế địa phương và hệ thống kiến thức truyền thống với vai trò là nguồn lực quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững
  • Thực hiện công tác bảo vệ di sản và các giá trị di sản liên quan để đảm bảo sự phát triển tổng hợp kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo đối với cộng đồng địa phương; nhằm mục đích tạo lợi ích giữa cộng đồng và các giá trị di sản.
  • Xây dựng khung pháp lý về việc lên kế hoạch và quản lý thực hiện đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch, sử dụng kết hợp di sản và loại hình khu dân cư truyền thống với vai trò là thành tố quan trọng cho khả năng định cư và phát triển bền vững.
  • Phát triển các loại công cụ, phương tiện và các chỉ dẫn chi tiết nhằm giúp đỡ các thành phố/đô thị thực hiện các mục tiêu trên.

Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu về vai trò của di sản văn hóa và lợi ích của du lịch di sản văn hóa trong việc đảm bảo trách nhiệm xã hội của toàn dân tộc Việt Nam mang lại một hình thái du lịch có trách nhiệm trong di sản văn hóa nhằm góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc gia theo mục tiêu phát triển bền vững của thế giới.

Các điển cứu của bài viết sẽ được phân tích, tổng hợp và các kỹ thuật làm phát triển có trách nhiệm được ứng dụng trong phạm vi các di sản văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chí về Quy hoạch điểm di sản văn hóa theo hướng bền vững; Thuyết minh và truyền thông có trách nhiệm các giá trị di sản văn hóa; Bảo tồn di sản văn hóa và quản lý tác động của du lịch; Phát triển sản phẩm di sản văn hóa có trách nhiệm.

Du lịch di sản văn hóa mang lại những lợi ích về những trải nghiệm văn hóa và cho phép trao đổi văn hóa. Loại hình này còn góp phần phục hồi các sản dựng phẩm thủ công truyền thống và các di sản văn hóa phi vật thể, nâng cao mức sống của khu vực, tạo ra các cơ hội việc làm mới và đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, du lịch đi sản văn hóa còn bảo vệ và phục hồi các di sản, xây dựng niềm tự hào của cộng đồng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng qua các năm thì du lịch di sản văn hóa đang gặp phải những thách thức như phân chia kinh tế – xã hội dựa vào văn hóa, thương mại hóa văn hóa, xói mòn các truyền thống văn hóa, thay thế cư dân địa phương, mất bản sắc văn hóa, xung đột về quyền sử dụng đất, thiệt hại đến các điểm du lịch và cơ sở vật chất và mất đi tính chân thực

Do vậy, để thực hiện du lịch có trách nhiệm đối với loại hình di sản văn hóa, các bên tham gia cần triển khai kế hoạch hành động có ưu tiên và chọn lọc để vừa khai thác và bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững.

1. Các bước trong việc áp dụng kế hoạch quản lý tích hợp di sản văn hóa

1.1 Vai trò của các bên có tham gia trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm đối với di sản văn hóa

Chính phủ: Cung cấp hạ tầng cơ sở cho các điểm đến, an toàn và an ninh cho du khách, các chính sách thuận lợi và các kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nắm bắt và quản lý doanh thu, tiếp thị các điểm đến.

Doanh nghiệp: Tiếp thị điểm di sản và điểm đến du lịch, cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm hỗ trợ du lịch tại các điểm di sản, tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển sản phẩm và xây dựng năng lực

Các cơ quan phát triển: Hỗ trợ kỹ thuật để phát triển vật chất, hỗ trợ tài chính cho việc khôi phục / nghiên cứu, xây dựng năng lực di sản văn hóa

Cộng đồng địa phương: Ảnh hưởng tới các quyết định về quản lý và sử dụng điểm di sản, việc làm / nguồn nhân lực tại điểm di sản, hoạt động của các doanh nghiệp du lịch hoặc văn hóa, đóng góp vào nghiên cứu di sản văn hóa, quy hoạch và phát triển, các đại sứ văn hóa và tình nguyện viên

1.2 Lợi ích của việc quy hoạch di sản văn hóa tuân theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm

Đảm bảo các điểm di sản văn hóa đạt được các tiêu chuẩn và mục tiêu về pháp lý, xã hội, và kinh doanh để tạo thêm cơ hội và quyền hạn tham gia cho các bên liên quan khi thông tin về phát triển điểm văn hóa di sản

Đảm bảo các loại hình du lịch được phát triển đem lại thu nhập cho người dân địa phương và bảo vệ các lợi ích

Đảm bảo tốt hơn cho hoạt động của các điểm di sản văn hóa đáp ứng được các cơ hội và xu hướng thị trường

Giảm các tác động đối với môi trường địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương

2. Tiêu chí để quy hoạch cơ sở đối với các di tích văn hóa

Bảo tồn trước hết cần mang lại cho các thành viên cộng đồng và du khách những trải nghiệm có trách nhiệm và sự hiểu biết về di sản cũng như nền văn hóa của cộng đồng đó.

Mối quan hệ giữa các điểm di sản và du lịch mang tính động và có thể dẫn đến các xung đột giá trị. Điều này cần được quản lý theo cách bền vững cho các thế hệ hiện tại và trong tương lai

Cộng đồng và người dân địa phương cần tham gia vào quy hoạch bảo tồn và du lịch tương lai. Việc bảo tồn và quy hoạch du lịch cho các điểm di sản cần đảm bảo rằng trải nghiệm của du lịch

Các hoạt động du lịch và bảo tồn cần mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương khách là đáng giá, thỏa mãn và thú vị.

Các chương trình xúc tiến du lịch cần bảo vệ và tăng cường các đặc tính riêng của di sản văn hóa và thiên nhiên.

3. Nguyên tắc du lịch bền vững trong di sản văn hóa

3.1 Thuyết minh và truyền thông có trách nhiệm các giá trị di sản văn hóa

Theo nghiên cứu tình hình thực tế thì việc các điểm di sản văn hóa thường kém coi trọng việc thuyết minh và truyền thông đầy đủ về các giá trị di sản văn hóa, điều này có thể dẫn đến giảm nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hóa, hạn chế các cơ hội tăng cường hiểu biết giao thoa văn hóa; giảm hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa; làm tăng tính thương mại hóa và cụ thể hóa nền văn hóa. Do vậy, kết quả cuối cùng là giảm sự hài lòng của du khách, thông tin truyền miệng tiêu cực, và giảm lượng khách quay trở lại tham quan.

Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì việc truyền thông và thuyết minh có trách nhiệm cần tuân thủ nguyên tắc sau:

Thông tin và giáo dục cho du khách về tầm quan trọng của điểm di sản văn hóa. Cung cấp thông tin đơn giản về các giá trị và tầm quan trọng của di sản văn hóa giúp thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng giao thoa văn hóa. Truyền thông về ý nghĩa văn hóa có thể được thực hiện thông qua các biển báo, vật trưng bày, tờ thông tin, và bản đồ. Các trung tâm thông tin du khách/ các trung tâm thuyết minh cũng rất hữu dụng trong việc này và truyền tải các thông điệp chính xác và chân thực.

Thông điệp truyền thông phải chính xác, chân thực . Hoạt động tiếp thị kém về các giá trị của điểm di sản văn hóa, có thể làm mất đi giá trị, ý nghĩa và làm giảm sự toàn vẹn của di sản văn hóa. Các thông điệp truyền thông chính xác, đích thực giúp thúc đẩy hiểu biết và sự tôn trọng tránh thương mại hóa văn hóa trong truyền thông. Tuyên truyền về văn hóa của cộng đồng địa phương và các di sản văn hóa phải được tôn trọng và chính xác. Việc thương mại hóa văn hóa địa phương nên được tránh không chỉ ở các sản phẩm bán ra mà còn ở ngôn ngữ sử dụng và các thông điệp tuyên truyền. Thương mại hóa văn hóa có thể dẫn đến mất đi ý nghĩa ban đầu. Sự tham gia và quyết tâm của địa phương về cách thức giải thích văn hóa của họ là rất quan trọng.

3.2 Bảo tồn di sản văn hóa thông qua các giá trị bền vững của du lịch.

Khi khai thác các điểm du lịch về di sản văn hóa cần tuân thủ các chỉ số phát triển bền vững cân đối giữa yếu môi trường, xã hội và kinh tế như sau:

Bảng 1

3.3 Phát triển sản phẩm du lịch di sản văn hóa có trách nhiệm

Các điểm du lịch di sản văn hóa thành công cần trực tiếp kết nối với các giá trị, nhu cầu và sở thích của thị trường mục tiêu

Sản phẩm di sản văn hóa cũng cần phải tạo lợi ích cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác để đảm bảo sự hỗ trợ và tính bền vững

Phát triển các sản phẩm di sản văn hóa có trách nhiệm đảm bảo hai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách bền vững, xác định những liên kết với các cơ hội thị trường khả thi, và đảm bảo sự hài lòng cũng như lợi ích cho cộng đồng địa phương

Phát triển sản phẩm di sản văn hóa có trách nhiệm sẽ mang lại lợi ích cho ngành du lịch về thu hút sự tham gia của các bên liên quan bao gồm cả người dân địa phương vào quá trình ra quyết định để thúc đẩy hơn nữa các trải nghiệm có ý nghĩa và thú vị cho khách du lịch; Giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội để Sử dụng các nguồn lực di sản văn hóa mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường giúp cho các doanh nghiệp về di sản văn hóa cạnh tranh hơn.

Việc thực hiện du lịch có trách nhiệm đối với di sản văn hóa cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Đảm bảo các sản phẩm di sản văn hóa khả thi về thương mại và được kết nối với thị trường. Phát triển một sản phẩm du lịch không có nghĩa là du khách sẽ tới. Việc theo sát quá trình phát triển một sản phẩm tốt giúp đảm bảo cho việc kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ đó có thể cạnh tranh một cách hiệu quả và sinh ra lợi nhuận.

Bảng 2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm đáp ứng những yêu cầu về tính thương mại khả thi

Đảm bảo tính bền vững của các sản phẩm di sản văn hóa được lựa chọn.

Bảng 3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm đáp ứng những yêu cầu về tính bền vững

Đảm bảo phát triển sản phẩm di sản văn hóa có các chiến lược và hành động đã được xác định dựa trên nguyên tắc nhấn mạnh sự tham gia của các bên liên quan và tính khả thi về kinh tế và có tính cạnh tranh công bằng về mặt xã hội và nhạy cảm về văn hóa có trách nhiệm với môi trường.

Tóm tắt

Sau khi đã đưa ra các chỉ số đánh giá về giá trị của việc kết hợp phát triển du lịch có trách nhiệm đối với bảo tồn di sản văn hóa và sự phát triển đô thị toàn diện và bền vững, bước tiếp theo chúng ta sẽ phát triển các hoạt động định hướng dành cho các phương thức kết hợp giữa các Mục tiêu và Đối tượng khác nhau theo mức độ ưu tiên về chọn lựa các điểm di sản có tính thích hợp cao trong phát triển thương mại mà vẫn đảm bảo tính bền vững trong khai thác. Các đề xuất trên nhằm mục đích kết hợp văn hóa với sự phát triển bền vững và toàn diện tại điểm di tích trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh trên cả phương diện xã hội lẫn kinh tế. Phương thức kết hợp như trên sẽ bao gồm việc kết hợp giữa văn hóa với kế hoạch phát triển đô thị, phát triển du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nhà ở giá rẻ/nhà ở xã hội, giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo tồn các giá trị di sản vô hình và hữu hình; đồng thời cải thiện các tiêu chí đánh giá các ảnh hưởng đa chiều từ việc bảo tồn tích hợp với việc “đánh giá tầm ảnh hưởng của di sản văn hóa tích hợp”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *