DIỄN ĐÀN DU LỊCH ASEAN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM

GapEdu_ve_chung_toi_2

Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF), là một hoạt động quan trọng và có quy mô lớn nhất trong hợp tác du lịch các nước khối ASEAN. ATF là sự kiện lớn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội nhằm xây dựng ASEAN thành một điểm du lịch chung, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy trao đổi, hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình và phát triển thịnh vượng trong khu vực. Từ khi thành lập vào năm 1981, ATF được tổ chức lần đầu tiên tại Malaysia, sau đó được tổ chức thường niên, luân phiên trong các nước ASEAN.

Năm nay, ATF 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 14 – 18/1/2019 tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) với khoảng 1.500 đại biểu các nước trong khu vực tham dự gồm nhiều hoạt động như Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, Hội nghị cơ quan du lịch quốc gia các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN với các nước đối tác, Hội thảo Du lịch ASEAN, Hội chợ Du lịch TRAVEX, các chương trình gặp gỡ, khảo sát sản phẩm du lịch Việt Nam…

Nhân sự kiện này, phóng viên báo Du lịch đã có buổi phỏng vấn bà Trần Bảo Trân, Giám đốc khu vực châu Á, diễn đàn Du lịch Thế giới (ảnh) về tác động của ATF đối với thị trường du lịch Việt Nam.

Lễ đón vị khách Quốc tế thứ 15.000.000 tại Quảng Ninh
Lễ đón vị khách Quốc tế thứ 15.000.000 tại Quảng Ninh

PV: Đánh giá của bà thế nào về thị trường du lịch trong cộng đồng ASEAN đối với Việt Nam?

Bà Trần Bảo Trân:

“Năm 2025, ASEAN sẽ là một điểm đến du lịch chất lượng mang đến sự độc đáo và đa dạng sản phẩm du lịch. Trải nghiệm ASEAN sẽ là các cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và hài hòa, để đóng góp đáng kể cho sự thịnh vượng kinh tế – xã hội của người dân ASEAN” (Tuyên bố của Chiến lược Phát triển du lịch Asean 2016-2025).

Theo đó, du lịch Việt Nam không nằm ngoài định hướng phát triển chung của cộng đồng 10 nước thành viên ASEAN với việc tuân thủ các cam kết trong việc xây dựng nguồn lực về phát triển bền vững như khung chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch MRA-TP, bộ công cụ 17 tiêu chí về du lịch có trách nhiệm đối với chuỗi giá trị cung ứng ngành du lịch….

Ngoài ra, theo đánh giá của UNWTO, dự kiến khách du lịch quốc tế đến khu vực ASEAN ​​sẽ tăng lên 123 triệu vào năm 2020, 152 triệu vào năm 2025 và 187 triệu vào năm 2030. Thị phần khách du lịch toàn cầu trong năm 2018 nghiên về khu vực Châu Á Thái Bình Dương gần 50% lượt khách toàn cầu do tính bình ổn chính trị của các nước trong khu vực. Cụ thể là:

–        Châu Âu: 51%

–        Châu Á Thái Bình Dương: 24 %

–        Châu Mỹ: 16%

–        Châu Phi: 5%

–        Trung Đông: 4%

Bên cạnh đó, theo báo cáo 2018 của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) cho biết: Tổng đóng góp của Du lịch & Lữ hành vào GDP các nước ASEAN (bao gồm các tác động rộng lớn hơn từ đầu tư, chuỗi cung ứng và tác động thu nhập từ du lịch) là 329,5 tỷ USD năm 2017 (12,0% GDP) và dự kiến ​​sẽ tăng 5,8% lên USD348 .7 tỷ (12,1% GDP) năm 2018. Dự báo sẽ tăng 5,5% / năm lên 598,3 tỷ USD vào năm 2028 (13,0% GDP).

Dự báo về số lượt khách Quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2020, 2025 và 2030

 

 

Vùng

Dự kiến lượt khách tăng trưởng

 

Thực tế

 

Dự kiến

2010-2020

2020-2030

2013

2020

2025

2030

Toàn cầu

3.8%

2.9%

1,087

1,360

1,569

1,809

Châu Á Thái Bình Dương

5.7%

4.2%

248

355

436

535

Đông Nam Á

5.8%

4.3%

102*

123

152

187

Từ nhận định của các tổ chức du lịch toàn cầu nêu trên cho thấy rằng du lịch Việt Nam đang nằm trong vùng xoáy của tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Điều này được xuất phát từ xu hướng và nhu cầu của thị hiếu khách du lịch trong khu vực và trên thế giới. Sức hút và sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam vừa đáp ứng đặc tính du lịch của toàn vùng Đông Nam Á là tâm linh – tính ngưỡng – sinh thái vừa tạo nét rất riêng về văn hóa bản địa ở mỗi vùng miền thể hiện trong giá trị đạo đức và cách sống của mỗi người dân địa phương. Chính từ sự khác biệt đó đã tạo được ấn tượng trong lòng du khách khi trải nghiệm để tìm kiếm sự độc đáo, khác lạ so với các giá trị điểm đến khác trong khu vực các nước Asean.

Do vậy, du lịch Việt Nam đang dần có sự chủ động hơn trong việc thực hiện 10 nhiệm vụ của khung chính sách phát triển du lịch các nước ASEAN như: chiến lược marketing – truyền thông điểm đến, hạ tầng du lịch thuận tiện, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, thúc đẩy an toàn an ninh điểm đến, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, thúc đẩy đầu tư du lịch và thực hiện du lịch có trách nhiệm. Điều này đặt ra những vấn đề liên quan đến sự bền vững lâu dài của sự tăng trưởng, đặc biệt là việc quản lý tương đối tài nguyên du lịch, di sản, tăng phân phối thu nhập trực tiếp và gián tiếp và lợi ích việc làm cho dân số ít lợi thế hơn trong khu vực.  Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc phát triển du lịch Việt Nam theo định hướng 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc giai đoạn 2016-2030.

GapEdu_ATF2
Sức hút và sự hấp dẫn của điểm đến Việt Nam vừa đáp ứng đặc tính du lịch của toàn vùng Đông Nam Á

PV: Diễn đàn du lịch ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch nước ta như thế nào?

Bà Trần Bảo Trân:

Diễn đàn du lịch ASEAN là một trong các diễn đàn du lịch góp phần vào sự kết nối, tăng trưởng và ổn định thị trường du lịch của các nước thành viên nhằm thực hiện hóa chính sách phát triển chung về du lịch, nâng tầm sức mạnh và lan tỏa tiến trình du lịch của khu vực trong toàn cầu hóa.

Năm 2019, Việt Nam đăng cai ATF là cơ hội để ngành du lịch xuất khẩu tại chỗ sản phẩm du lịch trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời mở rộng, củng cố thị trường với các nước trong khu vực. Tính chất thị trường kép này được xem là công cụ hữu ích trong việc mở rộng thị trường và thị phần.

Theo báo cáo của UNWTO, tổng lượng khách quốc tế đến ASEAN năm 2017 là 120 triệu lượt, trong đó, thị trường Việt Nam chiếm khoảng 8,6%, ATF 2019 là cơ hội để Việt Nam tăng lượt khách du lịch truyền thống và đồng thời kích cầu du lịch của khách hàng tiềm năng cho điểm đến lên 2 con số và kéo dài kỳ nghỉ cho những năm tiếp theo.

Ngoài ra, nhân dịp này, nhà đầu tư du lịch có dịp để triển khai các khảo sát tiền khả thi của các dự án phát triển du lịch tại Việt Nam, đặt nền tảng cho các nghiên cứu sâu về yếu tố thị trường của điểm đến, các chỉ số về phát triển xã hội trong tăng trưởng kinh tế gắn kết với môi trường đầu tư bền vững.

Bên cạnh đó, diễn đàn còn là cơ hội để các start up du lịch nắm bắt thông tin thị trường, tạo lập thêm mối quan hệ, kịp thời cập nhật thị hiếu du khách và xu hướng du lịch để điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp.

Hàng loạt các mong đợi như trên để kích thích một điểm đến trên phạm vi một quốc gia đang là dấu hiệu khởi sắc cho du lịch Việt Nam thâm nhập vào nền kinh tế du lịch toàn cầu trong thời gian tới.

 

PV: Việt Nam cần làm gì để thu hút nhiều hơn khách quốc tế, trong đó có lượng khách đến từ các quốc gia trong cộng đồng ASEAN?

Bà Trần Bảo Trân:

Các báo cáo và khảo sát về năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của ASEAN là một trong những thế mạnh cạnh tranh quan trọng. Bên cạnh đó thách thức phát triển là những điểm yếu trong các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, khung pháp lý và nguồn nhân lực.Phát triển các điểm đến và sản phẩm du lịch chất lượng vẫn là một thách thức lớn đối với ASEAN. Hiệu suất yếu kém của các quốc gia thành viên kém phát triển được phản ánh trong bản chất bất đối xứng của phân phối dòng chảy du lịch trong khu vực. Do đó, thách thức đặt ra là nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch tại các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng để mang lại sự phân phối lợi ích toàn diện hơn so với các yếu tố như dân số và năng lực tài nguyên.

Trong bối cảnh Việt Nam và Khu vực hoặc Việt Nam và Thế giới là những cột mốc quan trọng đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển ngành du lịch ở mọi khía cạnh trong chuỗi giá trị cung ứng của ngành và tính liên kết của các ngành khác có liên quan.

Trong kỷ nguyên công nghệ, thị trường là bao la, khách hàng là toàn cầu thì chỉ cần 1 cái nhấp chuột là chúng ta đã có lượng khách hàng tiềm năng và phát triển khách hàng truyền thông bằng các công cụ truyền thông marketing điểm đến hiện đại.

Hiện tại chúng ta đều biết rằng, cơ hội đã có sẳn; chính sách phát triển của quốc gia, của khu vực và liên khu vực như phát triển du lịch khối các nước Tiểu vùng Sông Mekong hay Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Á và thậm chí là toàn cầu đều đã có các chính sách thúc đẩy ngành du lịch tăng trưởng bền vững; công cụ quảng bá truyền thông điểm đến đang được chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà hoạch định kinh doanh du lịch cũng như quản trị điểm đến cần quan tâm đến sức chứa của mỗi điểm đến để phục vụ tốt nhất có thể với du khách. Xây dựng sức mạnh nội tại là nền tảng vững chắc cho việc phát triển thị trường. Sức chứa du lịch được hiểu là sức tải của môi trưởng cho một du khách được cân đối giữa dấu chân sinh thái (eco-footprint) và dấu chân vật chất (material-footprint) trong suốt hành trình du lịch từ các phương tiện vận chuyển đến nơi lưu trú. Sức chứa du lịch còn được quan tâm đến khả năng phục vụ của nhân viên ngành du lịch theo chính sách đảm bảo nhân sự bền vững theo tiêu chuẩn ISO 26000.

Khi xây dựng được tổng hòa chính sách phát triển nội lực vững chắc từ nguồn  nhân lực đến sản phẩm thì việc tăng trưởng thị trường cùng với lượt khách đến với Việt Nam là hoàn toàn khả thi theo các chỉ số tăng trưởng mà chính phủ đã vạch ra.

PV: Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Nam thực hiện

Nguồn: Báo Du lịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *