ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐIỂM ĐẾN BỀN VỮNG TẠI HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ DU LỊCH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 12/7/2018

ba_ria_vung_tau_2

Bối cảnh du lịch toàn cầu và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc giai đoạn 2016-2030

 

Mục tiêu 1:  Loại bỏ mọi hình thức đói nghèo ở mọi nơi. Ngành du lịch có vị thế tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mọi mức độ, cũng như cung cấp tạo việc làm cho người lao động. Ngành du lịch bền vững góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo quốc gia, phát triển mối quan hệ doanh nghiệp và tạo nhiều điều kiện phát triển cho vùng có dân tộc thiểu số.

Mục tiêu 2:  Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững: Bằng việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, bán các sản phẩm địa phương tại các địa điểm du lịch và tích hợp đầy đủ trong các chuỗi giá trị  du  lịch,  ngành  du  lịch  có  thể  đẩy  mạnh  việc  sản  xuất  nông  nghiệp.  Du  lịch  Nông nghiệp cũng  là một lĩnh vực phát triển du lịch, có thể tạo nên nền nông nghiệp bền vững hơn và những trải nghiệm du lịch tốt hơn.

Mục  tiêu  3:  Đảm  bảo  cuộc  sống  khỏe  mạnh  và  thúc  đẩy  hạnh  phúc  cho mọi lứa tuổi: Bằng việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ngành du lịch mang lại hiệu quả to lớn về sức khỏe và hạnh phúc. Thu nhập từ du lịch cũng có thể được tái đầu tư vào dịch vụ, chăm sóc sức khỏe và cải thiện sức khỏe của bà mẹ, giảm thiểu tỉ lệ tử ở trẻ em, phòng chống thiên tai,…

Mục tiêu 4: Đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ  hội  học  tập  trọn  đời  cho  tất  cả  mọi  người:  Nhu  cầu  của  ngành du  lịch  về  một  lực lượng lao động tay nghề cao sẽ thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề. Phương tiện giáo dục cũng sẽ giúp ích cho thanh niên, phụ nữ, người già, người dân bản địa và những người có nhu cầu đặc biệt bằng cách thúc đẩy toàn diện, khoan dung văn  hóa, phi bạo lực và các khía cạnh khác của công dân toàn cầu.

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái: Du lịch là một trong những lĩnh vực có số lượng phụ nữ làm việc cao nhất. Bằng việc cung cấp việc làm và đưa ra những cơ hội thu nhập, ngành du lịch có thể trao quyền cho phụ nữ trong các quy mô du lịch lớn nhỏ, lòng hiếu khách lien quan đến công việc.

Mục tiêu 6:  Đảm  bảo quản lý  bền vững, cung cấp nước và điều kiện vệ

sinh cho tất cả mọi người: Việc sử dụng hiệu quả nguồn nước trong ngành du lịch, với những biện pháp an toàn thích hợp, quản lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm và công nghệ hiệu quả có thể là chìa khóa để đạt được việc tiếp cận nguồn nước sạch, cũng như hệ thống vệ sinh cho tất cả.

Mục tiêu 7: Đảm bảo tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lí, đáng tin cậy,

bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người: Ngành du lịch có thể đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là một ngành đòi hỏi đầu vào năng lượng bền vững. Điều này sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính, khắc phục biến đổi khí hậu và phát triển các giải pháp năng lượng mới.

Mục tiêu 8: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, tạo việc làm đầy đủ và hiệu quả bền vững cho tất cả mọi người: Sự đóng góp của ngành du lịch để tạo việc làm được ghi nhận trong mục tiêu 8.9: “Đến năm 2030, đề ra và thực hiện các chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững trong đó bao gồm việc tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy, phát triển nền văn hóa và các sản phẩm địa phương.”

Mục tiêu 9:  Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện, bền vững và khuyến khích đổi mới: Khi du lịch dựa trên cơ sở hạ tầng và một môi trường sáng tạo, nó có thể khuyến khích chính phủ nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư thêm cho các  ngành công nghiệp, làm cho chúng bền vững hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả và sạch, như một phương tiện để thu hút khách du lịch và các nguồn đầu tư khác.

Mục tiêu 10:  Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia: Du lịch thúc đẩy phát triển cộng đồng cũng như việc thu hút dân địa phương và tất cả các bên liên quan. Đó cũng là một phương tiện hiệu quả cho nước đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Mục tiêu 11:  Làm cho các thành phố và khu vực sinh sống của con người

trở nên toàn diện, an toàn, linh động và bền vững: Một thành phố chỉ hấp dẫn trong mắt khách du lịch khi nó đã tốt trong mắt công dân đang sinh sống trong thành phố đó. Du lịch bền vững có tiềm năng để thúc đẩy cơ sở hạ tầng đô thị và khả năng tiếp cận phổ quát, thúc đẩy tái sinh các khu vực bị suy thoái và bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên để phục vụ ngành du lịch.

Mục tiêu 12:  Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững: Vai

trò quan trọng của du lịch đối với sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCF) đã được thiết lập trong mục tiêu 12.b của mục tiêu 12: “Phát triển và thực hiện các công cụ để giám sát tác động phát triển bền vững cho du lịch bền vững, tạo ra công ăn việc làm, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa và thúc đẩy phát triển các sản phẩm địa phương.”

Mục tiêu 13:  Hành động cấp  thiết  để ứng phó biến đổi khí hậu và các tác động của nó: Bị ảnh hưởng giống như bất kỳ lĩnh vực khác, ngành du lịch có thể giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Mục  tiêu  14:  Bảo  tồn  và  sử  dụng  bền  vững  các  đại  dương,  biển  và  các nguồn tài nguyên biển: Phân khúc lớn nhất của ngành du lịch  –  du lịch ven biển và hàng hải  –  phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh thái biển lành mạnh. Để ngành du lịch có thể bảo tồn hệ sinh thái biển và được xem như là một phương tiện để thúc đẩy một nền kinh tế xanh, mục tiêu 14.7 đã nêu rõ: “Vào năm 2030, thực hiện tăng lợi ích kinh tế để  Quốc đảo nhỏ đang phát triển (Small Island Developing States – SIDS) và nước kém phát triển từ việc sử dụng bền vững  các nguồn tài nguyên biển, bao gồm cả thông qua quản lý bền vững đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch”.

Mục tiêu 15: Bảo vệ các hệ sinh thái, quản lý bền vững rừng, chống sa mạc hóa, ngăn suy thoái đất và mất đa dạng sinh học: Cảnh quan hùng vĩ, rừng nguyên sinh, đa dạng sinh học phong phú, và các trang web giới thiệu di sản thiên nhiên thường là lý do chính tại sao khách du lịch đến thăm một địa danh du lịch. Du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa  dạng sinh học với nỗ  lực  hướng tới  việc giảm chất thải và tiêu dùng, bảo tồn hệ động vật, thực vật bản địa, và các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường.

Mục tiêu 16:  Thúc đẩy hòa bình xã hội, cung cấp quyền tiếp cận tư pháp

cho tất cả mọi người, xây dựng thể chế hiệu quả, trách nhiệm và toàn diện ở tất cả các cấp: Du lịch có thể thúc đẩy  sự đa văn hóa, đa  tôn giáo và  sự  hiểu biết  lẫn nhau  vì nó xoay quanh hàng tỷ cuộc  gặp gỡ giữa con người của nhiều nền văn hóa khác nhau. Do đó nó giúp ngăn chặn bạo lực và xung đột về văn hóa  và củng cố hòa bình giữa các  dân tộc trên Thế giới.

Mục tiêu 17: Tăng cường các mối liên kết giữa các đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Du lịch có thể tăng cường sự hợp tác và tham gia nhiều bên liên quan do tính chất liên ngành trong quá trình vận hành và phát triển.

Nhu cầu cơ bản của Maslow và du lịch

 Đến năm 1990, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra thang 8 nhu cầu cơ bản của con người:

– Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
– Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
– Sự siêu nghiệm (transcendence)
Du lịch là hành động xuất phát từ nhu cầu của con người, do vậy căn cứ vào thang nhu cầu của Maslow, ngành du lịch sẽ mang lại sự hài lòng cho du khách và chính cộng đồng dân cư của điểm đến.

Đề xuất mô hình quản trị điểm đến bền vững Vũng Tàu

Căn cứ vào xu hướng của du lịch toàn cầu về phát triển bền vững và động cơ và nhu cầu du lịch của người mua dịch vụ du lịch (du khách, công ty lữ hành, nhà đầu tư); đồng thời dựa trên đặc tính và giá trị của điểm đến Vũng Tàu, năng lực đáp ứng về sức chứa du lịch hiện tại của tỉnh BR-VT;

Căn cứ vào chủ trương, nhu cầu và định hướng phát triển du lịch Vũng Tàu thành một điểm đến nghỉ dưỡng biển cao cấp; đồng thời giảm thiểu tối đa những tồn tại hiện nay của du lịch địa phương;

Ngành du lịch thành phố Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung sẽ được vận hành theo 3 tiêu chí của mô hình quản trị điểm đến như sau:

  • Tạo giá trị mới cho điểm đến bằng loại hình du lịch biển cao cấp song song với việc giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đại chúng hiện nay trên 3 lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường
  • Kết nối các giá trị mới để làm hình mẫu cho du lịch đại chúng thay đổi hành vi tiêu cực sang tích cực
  • Kết nối lợi ích cộng đồng bao gồm người dân địa phương, doanh nghiệp, du khách và chính quyền địa phương vào từng hoạt động trong quá trình phát triển du lịch.

Bộ công cụ và kỹ thuật để thực hiện 3 tiêu chí quản trị điểm đến

  • Xây dựng khung chính sách mang tính hành động để phát triển du lịch theo hướng bền vững; chính sách này được xem như là một sản phẩm du lịch cốt lõi để chuyển đổi từ chủ trương của tỉnh ủy sang kế hoạch hành động thực tế gắn kết với các bên có liên quan để mọi người cùng thực hiện một chiến lược sâu và rộng bao gồm: cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, du khách, các ban ngành có liên quan và đội ngũ chuyên gia.
  • Triển khai chương trình hành động theo lộ trình 10 năm qua 3 giai đoạn: khảo sát thiết kế đề án phát triển du lịch biển bền vững; tạo các giá trị nền tảng; công nhận các giá trị hiện có và mới theo tiêu chí đánh giá của các tổ chức du lịch toàn cầu. Các lĩnh vực (hợp phần) của đề án bao gồm: đào tạo-huấn luyện (xây dựng nội lực), xúc tiến, truyền thông (liên kết ngoại lực) và xây dựng thương hiệu điểm đến giai đoạn 2018-2030 (định vị và tái định vị điểm đến và công bố các chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch của tỉnh trong khu vực và thị trường tiềm năng).
  • Xây dựng chương trình khung đào tạo du lịch có liên quan đến cộng đồng, doanh nghiệp và quản lý nhà nước và thậm chí là du khách; xây dựng khung pháp lý về các tiêu chí chọn nhà đầu tư phù hợp với đặc tính và loại hình du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; xây dựng chiến lược quản trị truyền thông điểm đến. Những khung chính sách này là công cụ để từng bước xây dựng thương hiệu Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành điểm đến du lịch biển cao cấp bền vững.
  • Việc triển khai sản phẩm chính sách du lịch sẽ được thực hiện theo chuỗi giá trị ngành xuất phát từ con người – môi trường – thị trường.
  • Các bộ công cụ và kỹ thuật thực hiện phát triển du lịch biển bền vững của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm: 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ; thang 8 nhu cầu cơ bản của Maslow, bộ công cụ du lịch có trách nhiệm, bộ tiêu chí chuẩn nghề du lịch Việt Nam và các bộ tiêu chí trách nhiệm xã hội cho từng chuỗi giá trị cung ứng của ngành du lịch.

Tổ chức thực hiện

Giải pháp về nguồn nhân lực

  • Quản lý nhà nước về du lịch của địa phương là đơn vị triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch biển cao cấp bền vững. Bằng cách thành lập Ban quản quản lý và vận hành đề án (có cơ chế hoạt động cụ thể).
  • Sử dụng chế độ chuyên gia để tư vấn về thiết kế và kỹ thuật vận hành đề án. Đề án được thiết kế như mội bản kế hoạch kinh doanh mang tính thị trường để điểm đến có thể phát triển từ ngành kinh tế du lịch thật sự. Các bên được thụ hưởng lợi ích từ đề án: cộng đồng địa phương; doanh nghiệp; du khách; ngành giáo dục; Văn hóa, Thể thao, Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; ….
  • Sử dụng chế độ chuyên gia đánh giá độc lập từ các tổ chức quốc tế sau mỗi giai đoạn của đề án để kịp thời chỉnh sửa nội dung và cập nhật xu hướng du lịch của thị trường và đảm bảo tính minh bạch của đề án.
  • Lộ trình triển khai:

+ Giai đoạn khảo sát thiết kế đề án: 1 tháng (địa phương + chuyên gia). Phê duyệt đề án: 1 tháng (đã bao gồm thời gian thông qua HĐND để ghi vốn).

+ Giai đoạn triển khai thực hiện:

          3 năm đầu (2018-2020): xây dựng các chỉ số nền tảng

          5 năm tiếp theo (2021-2025): thương mại hóa các hợp phần của đề án, củng cố, cập nhật các chỉ số tăng trưởng về tác động của du lịch đến kinh tế  – xã hội – môi trường.

          2 năm tiếp theo (2026-2028): thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các bên có liên quan trong chuỗi giá trị du lịch để làm nền tảng cho việc công bố chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu

  • Xây dựng mối quan hệ đối tác để cùng thực hiện đề án bao gồm: đối tác đào tạo, đối tác truyền thông, đối tác xúc tiến du lịch và các đối tác khác trong quá trình vận hành đề án.

Giải pháp về nguồn tài chính

  • Nguồn ngân sách nhà nước: được thông qua HĐND để ghi vốn
  • Nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp….
  • Nguồn khác từ các tổ chức hỗ trợ phát triển du lịch bền vững (NGO/INGO….)
  • Ngân sách của đề án là tổng kinh phí thực hiện và được giải ngân theo từng năm tài chính của địa phương.

Tóm tắt, trên đây là đề xuất mô hình quản trị điểm đến bền vững về du lịch – mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quant ham gia vào phát triển du lịch. Trong quá trình thực hiện, tùy thuộc vào chính sách và định hướng phát triển du lịch của địa phương theo loại hình gì, đẳng cấp như thế nào, thị trường mục tiêu ra sao thì sẽ có các tiêu chí tương ứng với các kết quả mong đợi của địa phương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *