BÁO CÁO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2018 – LIÊN HIỆP QUỐC

bao-cao-phat-trien-ben-vung

Lời tựa

Chương trình 2030 về phát triển bền vững là một kế hoạch chi tiết cho toàn cầu về giá trị sống , hòa bình và thịnh vượng cho con người và hành tinh ở hiện tại và trong tương lai. Ba năm sau khi thực hiện Chương trình nghị sự, các nước đang có những bước chuyển từ tầm nhìn thành các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia.

Báo cáo các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2018 được xoay quanh tiến độ thực hiện trong nhiều lĩnh vực của chương trình nghị sự 2030. Từ đầu thế kỷ, tỷ lệ tử vong bà mẹ ở vùng cận Sahara châu Phi đã giảm 35% và tỉ lệ tử vong dưới 5 tuổi đã giảm 50%. Ở Nam Á, nguy cơ kết hôn trong thời thơ ấu của bé gái đã giảm hơn 40%. Và, ở các nước kém phát triển nhất, tỷ lệ người dân tiếp cận điện đã tăng hơn gấp đôi. Trên toàn cầu, năng suất lao động đã tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Hơn 100 quốc gia có chính sách và tiêu dùng sản xuất bền vững.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy rằng, ở một số khu vực, tiến độ này chưa đáp ứng các chỉ tiêu và mục tiêu của Chương trình vào năm 2030. Điều này đặc biệt nằm ở nhóm thiệt thòi và nhóm người bị cách li ra khỏi điều kiện phát triển của xã hội. Giới trẻ có khả năng thất nghiệp gấp ba lần so với người lớn. Chưa tới một nửa số trẻ em và thanh thiếu niên có thể tiếp cận các tiêu chuẩn tối thiểu về khả năng đọc hiểu và tính toán. Trong năm 2015, 2,3 tỷ người vẫn còn thiếu tiếp cận cơ bản của dịch vụ vệ sinh và 892 triệu người tiếp tục sử dụng đại tiện ngoài trời. Gần 1 tỷ người dân nông thôn vẫn thiếu điện. Ở châu Phi cận Sahara, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ gấp 10 lần mức trung bình toàn cầu. 9/10 người sống ở các thành phố hít thở không khí ô nhiễm. Và, trong khi một số hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái đang giảm, thì bất bình đẳng giới vẫn tiếp tục trở lại và tước đoạt các quyền và cơ hội cơ bản của phụ nữ.

Xung đột, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng làm cho ngày càng tăng thêm thách thức. Sự suy giảm kinh tế kéo dài, số người bị suy dinh dưỡng tăng từ 777 triệu người năm 2015 lên 815 triệu người trong năm 2016, chủ yếu do xung đột, hạn hán và thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong năm 2017, mùa bão Bắc Đại Tây Dương là tốn kém nhất từ ​​trước đến nay, và nhiệt độ toàn cầu trung bình năm năm qua là cao nhất trong kỷ lục.

Nếu không có các căn cứ từ số liệu thực tế như đã nêu trong báo cáo thì chúng tôi sẽ không tự tin hoạch định kế hoạch dể tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Báo cáo này cũng phản ánh về những thách thức phải đối mặt trong việc thu thập, xử lý, phân tích và phổ biến dữ liệu đáng tin cậy, kịp thời, có thể truy cập và phân tích đầy đủ và kêu gọi thực hiện chính sách dựa trên các dữ liệu thực tế hơn. Công nghệ ngày nay có thể giúp đối chiếu dữ liệu mà chúng ta cần để giữ cam kết không một ai bị bỏ lại phía sau. Nhưng để làm được những điều như cam kết của chương trình nghị sự, chúng ta cần nhà lãnh đạo chính trị, các nguồn lực và cam kết sử dụng các công cụ hiện có sẵn.

Chỉ còn 12 năm trước thời hạn 2030, chúng ta, các quốc gia với các quan hệ đối tác hợp tác giữa các chính phủ và các bên liên quan ở mọi cấp phải khẩn cấp thực hiện và đẩy nhanh tiến độ và hành động ngay lập tức về các mục tiêu phát triển bền vững.

Chương trình nghị sự đầy tham vọng này đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc vượt ra ngoài kinh doanh.

– António GUTERRES –

– Tổng thư ký, Liên hiệp quốc –

Tải về báo cáo chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *