Thị trường và xu hướng du lịch thế giới
Tình hình lượt khách toàn cầu
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2018 của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Khách du lịch quốc tế tăng 6% trong bốn tháng đầu năm 2018, so với cùng kỳ năm ngoái, không chỉ tiếp tục xu hướng 2017 mạnh mẽ, mà vượt dự báo của UNWTO cho năm 2018. Tăng trưởng từ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (+ 8%), Châu Âu (+ 7%), Châu Phi (+ 6%), Trung Đông (+ 4%) và châu Mỹ (+ 3%). Tính từ đầu năm 2018, UNWTO dự báo mức tăng trưởng năm nay khoảng từ 4-5%.
Châu Á và Châu Âu dẫn đầu tăng trưởng vào đầu năm 2018: Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018, lượng khách quốc tế tăng ở tất cả các khu vực, dẫn đầu là Châu Á và Thái Bình Dương (+ 8%), Đông Nam Á (+ 10%) và Nam Á (+ 9%).
Khu vực du lịch lớn nhất thế giới, châu Âu cũng hoạt động mạnh mẽ trong giai đoạn bốn tháng này (+ 7%), kéo theo các điểm đến của Nam và Địa Trung Hải châu Âu, và Tây Âu (cả 8%).
Tăng trưởng ở châu Mỹ được ước tính là 3%, với kết quả mạnh nhất ở Nam Mỹ (+ 8%). Vùng Caribê (-9%) là tiểu vùng duy nhất có kinh nghiệm giảm lượng khách đến trong thời gian này, do một số điểm đến vẫn gặp khó khăn do hậu quả của các cơn bão tháng 8 và tháng 9 năm 2017.
Châu Phi và Trung Đông tăng tương ứng 6% và 4%, điều này cho thấy sự phục hồi của các điểm đến ở Trung Đông và củng cố sự tăng trưởng trở lại ở châu Phi.
Số lượt khách quốc tế giai đoạn 1950-2030
Nguồn: UNWTO
Thị hiếu khách du lịch – Du lịch có trách nhiệm
Theo một nghiên cứu của Hội đồng Du lịch Anh Quốc (ABTA) về xu hướng và thị hiếu khách du lịch năm 2018 cho thấy gần 70% khách du lịch mong muốn các công ty du lịch nên đảm bảo ngày lễ của họ là những hoạt động vì địa phương giúp ích cho cộng đồng dân cư và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của điểm đến.
Xu hướng các chương trình tour cứu hộ sẽ được tiếp tục và phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn giữa năm 2018. Nhận thức của công chúng lớn hơn không chỉ các vấn đề môi trường, mà còn là quyền của con người và điều kiện làm việc; do vậy các công ty lữ hành và khách sạn, điểm đến đang thiết kế chương trình du lịch chuyển theo hướng du lịch có trách nhiệm, chăm sóc môi trường và con người.
Vào năm 2018, dự án doanh nghiệp xã hội được thế giới mong đợi rằng họ sẽ là nhân tố quan trọng cung cấp các chương trình cho cộng đồng địa phương, đảm bảo dấu chân sinh thái trong du lịch nhóm (footprint in tourism) và cấm sử dụng plastic khi thực hiện các hoạt động tại bãi biển.
Vai trò của công nghệ và du lịch thế kỷ 21
Hoạt động kinh tế đang dẫn đầu về phương thức thương mại điện tử trên toàn thế giới. Những hoạt động này chi phối cho toàn bộ cách thức vận hành trong chuỗi giá trị cung ứng ngành du lịch: chỗ ở, vận chuyển, book tour, trao đổi thông tin… .Trên thực tế công nghệ thông tin chủ yếu là truy cập toàn cầu vào internet, tạo ra sự đổi mới trong mối quan hệ giữa cung và cầu. Do đó, thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số mới là chìa khóa để cải thiện khả năng cạnh tranh trên mặt trận du lịch. Vì thế, cả khu vực công (quản lý nhà nước), cũng như tư nhân (tất cả loại hình kinh doanh) phải được chuẩn bị để đáp ứng các yêu cầu và nhu cầu của khách du lịch.
Dân chủ hóa công nghệ là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi của ngành công nghiệp bị kiểm soát bởi nguồn cung cấp (công ty) bị chi phối bởi nhu cầu (xã hội dân sự). Theo đó các công ty chỉ với mười hoặc nhiều nhân viên hơn có kết nối internet có thể sẽ trở thành công ty toàn cầu với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng ở mọi nơi trên thế giới chỉ cách xa nhau bằng một cái nhấp chuột.
Theo nghĩa này, quả cầu kỹ thuật số cho phép chúng ta quảng bá điểm đến,sản phẩm và dịch vụ, cũng như tìm hiểu về khách hàng thích ứng với sản phẩm của chúng ta. Do vậy, các sản phẩm sẽ được cung cấp nhiều hơn đến khách hàng, được cá nhân hóa vào dịch vụ (phân khúc và phân khúc siêu thị trường, giảm chi phí, hiệu quả cao hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn…).
Khách du lịch giờ đã độc lập hơn họ đăng ký tour vào các trang web, mạng xã hội. Họ đã tổ chức tự đi và đặt yêu cầu thông qua dịch vụ kỹ thuật số tại điểm đến. Hơn nữa, cách họ truy cập Internet đã thay đổi từ máy tính để bàn, máy tính xách tay đến các thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng). Các công cụ này không chỉ được sử dụng để giao tiếp giữa các cá nhân mà còn quản lý trao đổi thông tin với các đối tượng giao tiếp lẫn nhau. Điều này mở ra vô hạn số cơ hội để tăng lượng khách hàng vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia.II.
Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh thời đại kỷ nguyên số và toàn cầu hóa nền kinh tế du lịch – đề xuất quy trình xây dựng một điểm đến thông minh tiềm năng
Xét từ góc nhìn của xu hướng toàn cầu về nền kinh tế du lịch vận hành trong thời đại kỷ nguyên số, từ yêu cầu và nhu cầu của thị trường và khách hàng, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang nằm trong một guồng công nghệ được chi phối bởi nhu cầu ngày một tăng cao của khách du lịch phù hợp với đặc tính du lịch của địa phương – đặt ra thách thức và cơ hội với mọi nỗ lực về quản trị điểm đến của các bên cùng tham gia trong quá trình thích ứng với nền kinh tế thị trường cho việc kích cầu du lịch
Đồng bộ hóa thông minh trong du lịch
Hãy đồng bộ hóa sự “thông minh” của các bên cùng tham gia vào quá trình vận hành một điểm đến thông minh bao gồm chính phủ thông minh – doanh nghiệp thông minh – cộng đồng dân cư thông minh – khách hàng thông minh.
Đây là mối tương quan thiết yếu để thúc đẩy du lịch sang nền kinh tế kỷ nguyên số.
Điều đó cho thấy rằng lộ trình xây dựng thành phố du lịch thông minh sẽ bao gồm
Từ quan điểm trên cho thấy rằng vai trò quản lý nhà nước là nhân tố quan trọng trong việc hoạch định các sản phẩm về chính sách phát triển kịp thời với xu hướng để làm công cụ vận hành cho các bên cùng tham gia như các chính sách về tiêu chí chọn nhà đầu tư phù hợp với đặc tính du lịch của địa phương; chính sách khuyến khích và tạo động lực hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các công cụ và kỹ thuật vận hành dịch vụ du lịch thông minh; chương trình hành động về nâng cao nhận thức cho toàn bộ người dân sinh sống trên địa bàn; các chương trình quảng bá đồng bộ về sản phẩm du lịch thông minh đến khách du lịch….Bên cạnh đó, vai trò của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các ngành tương quan khác là nhân tố tiếp theo cho việc thực hiện chính sách phát triển du lịch thông minh. Doanh nghiệp hiện tại và doanh nghiệp đầu tư tiềm năng cần tuân thủ tiêu chí về du lịch thông minh trong quá trình hoạt động cũng như khai thác mới: hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống hàng không, hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống các dịch vụ khác có liên quan đến phục vụ khách du lịch và dân bản địa. Mỗi doanh nghiệp cần có chính sách triển khai du lịch thông minh bằng cách cung cấp dịch vụ có sử dụng công nghệ để giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.Thêm vào đó, cộng đồng dân cư và khách du lịch là đơn vị thụ hưởng các sản phẩm của du lịch thông minh. Tuy nhiên, họ cần có nhận thức tốt để có thể sử dụng và bảo vệ tài sản du lịch. Để làm được điều này thì vai trò của quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức bằng các chương trình đào tạo, huấn luyện, đánh giá và củng cố. Đây là một việc làm xuyên suốt từ thế này sang thế hệ tiếp theo cho cả một quá trình phát triển điểm đến.
Mục đích cuối cùng của du lịch cần đạt được quy trình sau đây:
Trước 1 chuyến đi gồm:
- Kích cầu du khách
- Thúc đẩy việc ra quyết định
- Thúc đẩy việc mua sản phẩm
Trong chuyến đi: các trải nghiệm về dịch vụ tại điểm đến
Sau chuyến đi: điểm đến để lại kỷ niệm tốt đẹp trong lòng du khách bằng sự hài lòng
Do vậy, từ quá trình trên việc để lại sự hài lòng cho khách du lịch sau một chuyến đi là sản phẩm cuối cùng đến “tay” người tiêu dùng. Để đạt đến sự hài lòng thì đòi hỏi sự vận hành đồng bộ của các bên tham gia như đề xuất đã được phân tích trong bài viết.
Mô hình du lịch thông minh
Mô hình tổng thể
Tiến trình tháp thông minh gồm có: kho dữ liệu -> thông tin-> Kiến thức -> Sự thông minh
Được tính từ nền tảng cơ sở dữ liệu hiện có của một điểm đến (các sự kiện, dịch vụ du lịch,…) sẽ được chuyển đổi thành thông điệp đến khách du lịch bằng hệ thống các kênh truyền thông kỷ thuật số tạo cho khách có khối lượng kiến thức của điểm đến và cuối cùng ấn dưới dạng trí thông minh của du khách.
Đây là điểm quan trọng cho điểm đến thông minh, khi phải có các công cụ cần thiết cho việc khai thác trí thông minh để cung cấp trải nghiệm độc đáo cho khách tham quan.
Công nghệ trong du lịch thông minh
Nếu như quản trị là linh hồn của điểm đến thông minh, thì công nghệ là hệ thần kinh trung ương. Điều này đã được thể hiện vào tất cả các liên kết của chuỗi giá trị du lịch và có trở thành yếu tố then chốt, để tạo khả năng cạnh tranh, tính bền vững và quản trị thông minh của một điểm đến.
Công nghệ là cơ sở hạ tầng cho truyền thông sau đó là phương thức quản lý các điểm đến. Điều phối được quy trình này để mang lại lợi ích không chỉ cho khách du lịch, mà còn cho người dân.
Xuất phát từ tác động của Internet, việc sử dụng thiết bị điện thoại di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng đã kích hoạt việc sử dụng mạng xã hội. Hơn một nửa số khách du lịch trong Liên minh Châu Âu tham vấn các trang web và mạng xã hội để tìm kiếm thông tin chuyến đi. Cường độ sử dụng Internet của cả khách du lịch và công ty đã tạo kết nối là một yếu tố thiết yếuđể cải thiện quản lý và khả năng cạnh tranh của các điểm đến thông minh.
Nhưng nếu chỉ là sự tương tác giữa Internet và con người được xem là quan trọng thì bên cạnh đó còn có sự tương tác giữa Internet và sự vật (IOT) hay sự tương tác Internet giữa các máy tính (M2M) đây mới chính là chuỗi công nghệ thứ hai trong việc cải tiến ngành công nghệ. Đó là các quy trình vận hành công nghệ đối với quản lý khu du lịch được gọi là tính cảm biến của địa phương.
Mặt khác, việc tạo ra một giải pháp phân tích di động hướng tới tạo điều kiện cho sự tích hợp của khách truy cập với đích đến công nghệ khác nhau (Wi-Fi, iBeacons …) cho phép kết nối hoặc trao đổi thông tin giữa các thiết bị khác nhauvà sử dụng các giải pháp khác nhau (web, các ứng dụng …).
Tất cả những điều này sẽ do địa phương chuẩn bị để du khách tham gia trong suốt hành trình của chuyến đi. Đây là cơ hội để tăng năng lực cạnh tranh của điểm đến đồng thời tăng cường sự hài lòng của du khách khi họ có thể tiếp cận thông tin điểm đến ở bất lúc nào và từ bất cứ nơi đâu.
Đổi mới sáng tạo trong du lịch thông minh
“Đổi mới sáng tạo đòi hỏi tư duy lại toàn bộ hệ thống ngành dựa trên đổi mới Điều này có nghĩa là quản lý công và doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình quản lý mới, hình thức mới trong giao tiếp vì phúc lợi của khách hàng theo nghĩa rộng hơn. Những điểm đến nào không theo kịp thực tế mới này sẽ dần mất vị trí của họ trong thị trường“.Điều quan trọng của sự đổi mới đó cho phép chúng ta liên tục tự tái tạo năng lực để đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường du lịch và các bất ổn về chiến lược trong hành trình vào thế kỷ 21.
Lợi thế của sáng tạo đổi mới mang lại sự khác biệt trong từng phân khúc thị trường du lịch. Các nhà quản lý cấp cao luôn nhận định rằng việc đổi mới sáng tạo trong quản trị điểm đến là điều cần thiết để đầu tư đồng bộ cho việc thiết kế nên sản phẩm dịch vụ mới với các tiện ích thông minh từ công nghệ và chuyển đổi số.
Tính tiếp cận trong du lịch thông minh
Bất kỳ điểm đến thông minh nào cũng cần có chính sách và hành động mang lại sự tiếp cận ở mức độ cơ bản nhất về:
• Phân tích và tăng cường mức độ tiếp cận vào các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị có ảnh hưởng lớn đối với ngành du lịch (sân bay, cảng, tàu hỏa và trạm xe buýt, bảo tàng và tất cả công trình công cộng và không gian sống).
• Quản trị sự tương tác hoạt động du lịch cả trong các công trình công cộng khác và thông qua chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của du khách trong du lịch thông minh.
• Xác lập tiêu chí đánh giá và quản lý giao thức để duy trì khả năng truy cập của du khách với điểm đến
• Tuyển dụng hoặc đào tạo chuyên gia chuyên về khả năng truy cập.
• Tạo chiến dịch nâng cao nhận thức về tiếp cận du lịch thông minh cho công chúng của điểm đến.
• Lắp đặt các thiết bị dch vụ thông tin thông minh (bảng, web trang, v.v.) cho mọi người và ngay cả với người khiếm thị.
Tính bền vững trong du lịch thông minh
Sự kết hợp của du lịch thông minh vào quản lý bền vững, đặc biệt khi các yếu tố như tính thời vụ làm thay đổi cân bằng dân số và dịch vụ là yếu tố khó khăn trong đánh giá khả năng quản lý điểm đến thì việc sử dụng công cụ cảm biến, mạng wifi để quản lý cơ sở dữ liệu là điều cần thiết để giúp nhà quản lý xử lý được lượng thông tin lớn kịp thời đang diễn ra tại điểm đến. Dựa trên nền tảng này, các nhà quản lý cần lập ra kế hoạch vận hành tương tác công nghệ trong hoạt động của chuỗi giá trị du lịch thông minh.