du-lich-dia-phuong

ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐỊA PHƯƠNG

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát triển kinh tế địa phương cần đáp ứng các quy chuẩn và thông lệ quốc tế. Đặc biệt, ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng trưởng. Trong đó, du lịch mang lại giá trị kinh tế cao, nhanh và mạnh theo nhu cầu phát triển của con người.

GapEdu đồng hành cùng địa phương tư vấn vận hành chương trình hành động,chuyển giao kỹ thuật cho các cán bộ quản lý từ dịch vụ công đến doanh nghiệp và cộng đồng thuộc ngành du lịch.

17 SDGs TRONG DU LỊCH

Việc hoạch định chính sách theo 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (17SDGs) bằng hành động cụ thể sẽ giúp cho địa phương phát huy tổng sức mạnh nội lực. Đây là nền tảng vững chắc trong tiến trình tăng trưởng các giá trị kinh tế – văn hóa – xã hội và môi trường phù hợp với tư duy phát triển của thế giới.

Đề án phát triển kinh tế du lịch bền vững của GapEdu tư vấn, thiết kế vận hành sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách quản trị du lịch địa phương tìm ra được giải pháp căn cơ ở mọi góc độ; từng bước đưa địa phương phát huy được sức mạnh tiềm ẩn từ khai thác giá trị du lịch.

Các mong đợi phát triển kinh tế du lịch địa phương được GapEdu xây dựng dựa trên cơ sở 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc như bảng phân tích sau đây.

SDGs_1
SDGs_1-NO-POVERTY

Mục tiêu 1: Loại bỏ mọi hình thức đói nghèo ở mọi nơi

Ngành du lịch có vị thế tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở mọi mức độ. Du lịch bền vững góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập. Phát triển mối quan hệ doanh nghiệp và tạo điều kiện phát triển cho các dân tộc thiểu số.

Du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng góp phần xóa đói nghèo cùng cực cho người dân thuộc nhóm yếu thế hoặc bị tổn thương được đo bằng mức thu nhập dưới 1,25 đô la một ngày. Hoạt động của du lịch sẽ giúp cho người dân địa phương tiếp thu và cải thiện kiến thức, có việc làm tại chỗ và tăng thu nhập.

Cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là người nghèo và người yếu thế, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế trong phát triển du lịch, cũng như quyền truy cập vào các dịch vụ cơ bản, công nghệ mới và có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính phù hợp, bao gồm tài chính vi mô.

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, do vậy các chính phủ sẽ có khung chính sách hợp lý ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, dựa trên các chiến lược phát triển vì người nghèo và nhạy cảm giới, để hỗ trợ đầu tư nhanh chóng vào các hành động xóa đói giảm nghèo thông qua du lịch.

Mục tiêu 2: Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bằng việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, bán các sản phẩm địa phương tại các địa điểm du lịch và tích hợp đầy đủ trong các chuỗi giá trị du lịch, ngành du lịch có thể đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp.

Du lịch Nông nghiệp cũng là một lĩnh vực phát triển du lịch, có thể tạo nên nền nông nghiệp bền vững hơn và những trải nghiệm du lịch tốthơn. Việt Nam là quốc gia đã có thương hiệu về sản xuất nông nghiệp.

Việc lựa chọn nông nghiệp đưa vào khai thác du lịch là thuận tiện và hợp lý. Thúc đẩy hình thức nuôi trồng theo mô hình trang trại, hợp tác xã nông nghiệp là một trong những điểm đến để du khách tham quan và trải nghiệm. Du lịch nông nghiệp gắn kết với thiên nhiên, tạo cảnh quan môi trường sinh thái để thu hút khách.

Khi hoạt động du lịch nông nghiệp phát triển sẽ là nền tảng để nông dân phát huy tinh thần doanh nhân trong việc kinh doanh ngành dịch vụ. Từ đó, du lịch sẽ giúp nông dân cải thiện được thời gian nông nhàn, tăng thu nhập thụ động, kích cầu kinh tế vi mô của hộ gia đình.

Mặt khác, du lịch thôn quê sẽ là động lực để giảm di dân đến các thành phố lớn. Nhờ đó mà duy trì tính ổn định về dân số cho địa phương, làng, xã, thôn, ấp.

Du lịch kích cầu xuất khẩu tại chỗ đặc sản địa phương. Tuy nhiên, nông dân cần biết tạo ra sản phẩm nông sản phù hợp về mẫu mã, thiết kế, chất lượng phù hợp tiêu chí quà tặng để du khách dễ dàng chọn lựa mang về.

SDGs_3-GOOD-HEALTH

Mục tiêu 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi lứa tuổi

Bằng việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ngành du lịch mang lại hiệu quả to lớn về sức khỏe và hạnh phúc. Thu nhập từ du lịch cũng có thể được tái đầu tư vào dịch vụ, chăm sóc sức khỏe và cải thiện sức khỏe của người mẹ, giảm thiểu số trẻ chết lúc mới sinh, phòng chống thiên tai…

Nhu cầu du lịch xuất phát từ 8 nhu cầu cơ bản của con Người của Maslow. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, an toàn tính mạng, nhu cầu làm đẹp, nhu cầu được tôn trọng sẽ là các tiêu chí để ngành du lịch tạo ra sản phẩm phục vụ du khách ở nhiều mức độ khác nhau.

Tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên chuyến bay, đường bộ, đường thủy, tàu biển và các dịch vụ y tế tại khu vực lân cận của điểm đến sẽ giúp cho khách du lịch hài lòng và yên tâm hơn trong quá trình di chuyển xa nơi cư trú.

Du lịch còn giúp cho con Người thay đổi đời sống tinh thần. Sự vui vẻ, yêu đời và hạnh phúc hơn sau khi thực hiện một chuyến đi. Từ đó, sức khỏe của du khách sẽ được cải thiện và công suất lao động được hiệu quả hơn.

SDGs_3-QUALITY-EDUCATION

Mục tiêu 4: Đảm bảo giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập trọn đời cho tất cả mọi người

Nhu cầu ngành du lịch về lực lượng lao động có tay nghề cao sẽ thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề.

Phương tiện giáo dục giúp ích cho thanh niên, phụ nữ, người già, người dân bản địa và những người có nhu cầu được thụ hưởng. Đặc biệt, bằng cách thúc đẩy toàn diện giá trị văn hóa, phi bạo lực và các khía cạnh khác của công dân toàn cầu.

Thực hiện du lịch bền vững hỗ trợ nhóm lực lượng lao động yếu thế ở vùng nông thôn có cơ hội học nghề, học kỹ năng và nâng cao nhận thức về kinh doanh, thị trường cũng như xu hướng hiện đại.

Chất lượng đào tạo trong du lịch là mối quan hệ tổng hòa giữa các ngành nghề có liên quan, từ kiến thức kinh doanh, đến môi trường và các tác động về phát triển xã hội.

Nhân sự ngành du lịch cần am hiểu sâu và rộng các yếu tố hiện tại và nắm bắt xu hướng về nhu cầu du khách trên toàn thế giới. Ngành dịch vụ luôn đòi hỏi cao về trình độ cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi liên tục của nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao.

Ngoài ra, ngôn ngữ trong du lịch lại càng phong phú. Nhân viên ngành du lịch cần đạt được trình độ và kỹ năng ngôn ngữ từ các quốc gia khác để hiểu rõ văn hóa của các nước trên thế giới nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách.

SDGs_5-GENDER-EQUALITY

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái

Du lịch là một trong những lĩnh vực có số lượng phụ nữ làm việc cao nhất. Bằng việc cung cấp việc làm và đưa ra những cơ hội thu nhập, ngành du lịch có thể trao quyền cho phụ nữ trong các quy mô du lịch lớn hoặc nhỏ.

Du lịch có tiềm năng đóng góp cho bình đẳng giới tốt hơn và trao quyền cho phụ nữ, phù hợp với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ thứ ba. Phần lớn những người làm việc trong ngành du lịch trên toàn thế giới là phụ nữ, cả trong các công việc chính thức và không chính thức. Du lịch mang đến cho phụ nữ cơ hội tạo thu nhập và khởi nghiệp.

Tuy nhiên, phụ nữ hiện nay vẫn còn tập trung vào các ngành có lương thấp nhất, có tay nghề thấp nhất trong ngành và thực hiện một lượng lớn công việc không được trả lương trong các doanh nghiệp du lịch gia đình. Phụ nữ không được đại diện tốt trong các cấp độ cao nhất của việc làm và quản lý của ngành du lịch.

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong các vấn đề du lịch vì hai lý do:

Thứ nhất, chính phủ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế cam kết bình đẳng giới thông qua một loạt các cam kết: Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Tuyên bố và Nền tảng hành động của Bắc Kinh và các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, đặc biệt là Mục tiêu 3. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là những thành phần cơ bản của các xã hội công bằng. UNWTO tin rằng du lịch có thể cung cấp các con đường để trao quyền, và cơ hội cho du lịch tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực này nên được tối đa hóa.

Thứ hai, hiện nay do phụ nữ tập trung vào việc làm được trả lương thấp hơn trong du lịch, tiềm năng đóng góp đầy đủ của họ hiện chưa được khai thác. Trao quyền cho phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế là điều cần thiết để xây dựng nền kinh tế mạnh; tạo ra xã hội ổn định hơn và công bằng hơn; đạt được các mục tiêu quốc tế đã thống nhất để phát triển, bền vững và nhân quyền; và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ và của cộng đồng.

Đối với ngành du lịch, tác động của bình đẳng giới lớn hơn và trao quyền cho phụ nữ sẽ rất có lợi, bởi vì các tổ chức bình đẳng giới và đa dạng và đang hoạt động tốt hơn.

SDGs_6-CLEAN-WATER

Mục tiêu 6: Đảm bảo quản lí bền vững, cung cấp nước và điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

Việc sử dụng hiệu quả nguồn nước trong ngành du lịch, với những biện pháp an toàn thích hợp, quản lý nước thải, rong ngành du lịch,quản lí bền vững, cung cấp nước và điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người) là một trong những lĩnh vực có số lượng kiểm soát ô nhiễm và công nghệ hiệu quả có thể là chìa khóa để đạt được việc tiếp cận nguồn nước sạch, cũng như hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

Trong quản lý khai thác các công trình du lịch, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố về môi trường trong việc xử lý hệ thống nước thải sinh hoạt của du khách tại cơ sở lưu trú.

Đồng thời, việc sử dụng nguồn nước sạch cho các dịch vụ của điểm đến là vấn đề đặc biệt quan trọng.Điều này có ảnh hưởng sâu rộng đến tác động về môi trường nước, môi trường sống của cộng đồng chung quanh công trình; mặt khác ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.

Ngành du lịch đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong an toàn thực phẩm, dịch vụ lưu trú như vật dụng giường ngủ, nhà vệ sinh, khu vực công cộng… cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chí xanh, sạch, đẹp.

Tại các khu nghĩ dưỡng, cần có khu vực sinh thái thiên nhiên nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh từ môi trường cảnh quan chung quanh. Tất cả cần tạo một khu vực hài hòa về tiêu chí sạch sẽ trong khu du lịch và cảnh quan lân cận bên ngoài.

Mục tiêu 7: Đảm bảo tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lí, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người

Ngành du lịch có thể đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo vì nhu cầu đòi hỏi đầu vào sử dụng năng lượng bền vững. Điều này sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính, khắc phục biến đổi khí hậu và phát triển các giải pháp năng lượng mới.

Du lịch tăng tốc vì nhu cầu đi du lịch của du khách tăng cao trong những thập niên vừa qua. Các khu du lịch, khách sạn, nghĩ dưỡng… theo xu hướng đó mà liên tục phát triển.

Việc sử dụng năng lượng sạch cho dịch vụ điểm đến cũng là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp vì cộng đồng.

Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng sạch từ mặt trời hoặc gió sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí điện năng lâu dài.

Du lịch phát triển kéo theo hàng loạt các hệ lụy về môi trường nếu như các nhà đầu tư du lịch hoặc chính sách quản trị du lịch của địa phương không tuân thủ các quy định về môi trường bền vững thông qua việc khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Khai thác dịch vụ quá mức từ một điểm đến sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nhiên liệu, nguyên liệu và tài sản thiên nhiên bị phá vỡ. Lợi nhuận mang đến từ khai thác du lịch không đủ để cứu lấy môi trường bị tàn phá khi thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu xảy ra liên tục.

Những hệ lụy từ thiên tai do chính sự khai thác du lịch không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Do vậy, điểm đến đó sẽ phải hứng chịu các thảm họa môi trường và hạn chế hoặc mãi mãi không khai thác được giá trị du lịch mang lại.

Mục tiêu 8: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, tạo việc làm đầy đủ và hiệu quả bền vững cho tất cả mọi người

Ngành du lịch thực hiện chính sách thúc đẩy du lịch thông qua tạo việc làm bền vững, nối kết văn hóa vào các sản phẩm địa phương, tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Du lịch là ngành kinh tế. Tác động tích cực hoặc tiêu cực đang ảnh hưởng đến đời sống người dân trong quá trình kinh doanh du lịch.

Chính sách thúc đẩy phát triển du lịch sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng và thịnh vượng. Ngoài ra, du lịch là ngành khai thác giá trị thương mại của các ngành khác. Ví dụ, tùy theo tính chất và đặc tính kinh tế của từng quốc gia như nông nghiệp, công nghiệp hiện đại, công nghệ… cùng với yếu tố văn hóa bản địa là những thực thể để ngành du lịch phát triển dựa trên hệ thống chuỗi cung ứng dịch vụ.

Du lịch là ngành cung cấp khối lượng lớn và đa dạng loại hình việc làm. Từ đô thị đến nông thôn; từ hiện đại đến các giá trị cộng đồng là các giá trị kinh tế du lịch. Việc làm ngành du lịch lại đa dạng. Từ trực tiếp đến gián tiếp. Thậm chí nguồn lao động nhàn rỗi ở vùng nông thôn cũng là đối tượng của nhân viên ngành du lịch.

Từ tính chất đó, du lịch phát huy tính năng rộng rãi cho tác động kinh tế từ vi mô đến vĩ mô du lịch mang đến giá trị kinh tế ở cấp độ quốc gia, địa phương và ngay cả hộ gia đình.

Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện, bền vững và khuyến khích đổi mới

Khi du lịch dựa trên cơ sở hạ tầng và một môi trường sáng tạo, nó có thể khuyến khích các chính phủ nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư thêm cho các ngành công nghiệp, làm cho chúng bền vững hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả và sạch như một phương tiện để thu hút khách du lịch và các nguồn đầu tư khác.

Hạ tầng du lịch và cơ sở hạ tầng là yếu tố không thể thiếu cho tiêu chí đánh giá phát triển của một quốc gia.

Một điểm đến có đầy đủ điều kiện phát triển khu du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, ẩm thực địa phương, vui chơi giải trí và dịch vụ địa phương… sẽ kéo theo hàng loạt các đầu tư về đường sá, trường học, bệnh viện…

Khai thác các tác động tích cực của du lịch lên đời sống người dân sẽ giúp cho cộng đồng tiến gần hơn các phương tiện và chất lượng sống hiện đại hơn.

Mức sống được cải thiện là động lực để cộng đồng phát huy tính sáng tạo. Đặc biệt, đối với ngành dịch vụ du lịch, sản phẩm luôn được yêu cầu đa dạng về hình thức lẫn chất lượng. Từ đó, cộng đồng sẽ tham gia nhiều hơn trong quá trình vận hành điểm đến như một trung tâm kinh tế năng động. Điều này sẽ thúc đẩy địa phương tăng trưởng và dần xóa nghèo tiếp cận của từng người dân từ tác động tích cực của du lịch lên đời sống kinh tế – xã hội.

SDGs_10-REDUCED-INEQUALITIES

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia

Du lịch thúc đẩy phát triển cộng đồng cũng như việc thu hút dân địa phương và tất cả các bên liên quan. Đó cũng là một phương tiện hiệu quả cho các nước đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Bất bình đẳng hay chênh lệch giàu nghèo là chỉ tiêu mà du lịch hướng đến trong việc cân bằng cơ hội cho các bên cùng tham gia. Từ góc độ nhỏ nhất như nam giới, phụ nữ, trẻ em, người già, thanh niên, trung niên đến qui mô quốc gia hoặc giữa các quốc gia đều có cơ hội thụ hưởng các giá trị tốt đẹp mà du lịch mang lại.

Cân bằng giới trong du lịch, giảm tỉ lệ người nghèo ở khu vực nông thôn để phát huy nội lực từ các nguồn lực kinh tế thông qua du lịch sẽ tạo nên sức mạnh tổng thể của quốc này so với quốc gia khác.

Du lịch tạo cơ hội cho mọi người ở nhiều lĩnh vực cùng tham gia. Người dân được kích cầu thụ hưởng du lịch trong quốc gia hoặc ra ngoài biên giới của một quốc gia khác. Hành trình này được xem là giá trị đóng góp và hưởng lợi của từng cá thể.

Ở phạm vi rộng hơn, tính chất liên kết giữa các quốc gia được tăng cường do du lịch mang lại. Sự xuất khẩu văn hóa trong từng cá nhân khách du lịch đi từ điểm này qua điểm kia tạo nên một điểm đến đa văn hóa ở một thời điểm nhất định.

Chính từ cơ hội thuận tiện như phân tích thì thị trường du lịch được cân đối và ổn định. Sự bình đẳng giữa các đối tượng tham gia du lịch ngày càng nhiều hơn. Tạo nền tảng cho sự phát triển hài hòa trong cuộc sống của mỗi người.

SDGs_11-SUSTAINABLE-CITIES-COMMUNITIES

Mục tiêu 11: Làm cho các thành phố và khu vực sinh sống của con người trở nên toàn diện, an toàn, linh động và bền vững

Một thành phố chỉ hấp dẫn trong mắt khách du lịch khi nó đã tốt trong mắt công dân đang sinh sống trong thành phố đó. Du lịch bền vững có tiềm năng thúc đẩy cơ sở hạ tầng đô thị và khả năng tiếp cận phổ quát, tái sinh các khu vực bị suy thoái và bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên.

Du lịch giúp cho vùng đất bị bỏ hoang trở nên hồi sinh và phát triển. Loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng là một trong những chất xúc tác đánh thức giá trị điểm đến. Việc này sẽ là điểm khởi động cho các nối kết liên vùng phát huy được giá trị thương mại trong trong du lịch.

Ở góc độ ảnh hưởng tích cực của du lịch mang lại, môi trường sống năng động hơn từ việc khôi phục giá trị bản địa. Các thành phố cổ, các chứng tích chiến tranh, vùng đất hoang dã, hoặc ngay cả các vùng bị chôn vùi là giá trị quý báu để du lịch khai thác.

Khi du lịch phát triển tại một vùng đất, việc tôn tạo, bảo tồn di sản và tài nguyên thiên nhiên được cải thiện. Giá trị kinh tế mới được hình thành. Giao thương hàng hóa và dịch vụ cũng từ đó mà phát triển. Nhu cầu về sức sống mới cho một khu vực được đảm bảo về an toàn, an ninh. Các tệ nạn cũng được hạn chế đến mức tối đa khi du lịch tham gia khai thác các giá trị sống tốt.

Mục tiêu 12: Đảm bảo các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngành du lịch cần áp dụng các chế độ tiêu dùng và sản xuất bền vững (SCP), đẩy nhanh sự thay đổi theo hướng bền vững. Công cụ giám sát tác động phát triển bền vững cho du lịch bao gồm năng lượng, nước, chất thải, đa dạng sinh học và tạo việc làm sẽ dẫn đến kết quả kinh tế, xã hội và môi trường được nâng cao.

Du lịch có trách nhiệm là xu hướng du lịch 2019 với sự đóng góp về trách nhiệm của các bên có liên quan trong một hành trình du lịch. Du khách, các đơn vị cung cấp dịch vụ trong chuyến đi cũng như tại điểm nghỉ dưỡng, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư là những nhân tố quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan đến cung cấp và tiêu dùng bền vững.

Khi du lịch được hình thành bằng tổng hòa các ngành khác nhau và đối tượng tiêu dùng đa dạng thì việc áp dụng mô hình, nền tảng bền vững trong từng dịch vụ là điều cần thiết. Dịch vụ của du lịch cung cấp các giá trị đầu vào bền vững như nguồn nguyên liệu sạch trong chế biến thực phẩm, sử dụng năng lượng sạch, nguồn nước sạch … sẽ tạo nên chuỗi sản phẩm bền vững.

Chính quyền địa phương cần có chính sách tổng thể khi hành động vì các giá trị bền vững. Đây là một chiến dịch kích cầu kinh tế du lịch thông qua chuỗi sản phẩm có trách nhiệm.

Khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn khi họ cảm nhận được mục đích chuyến đi mang ý nghĩa tích cực đến cộng đồng địa phương.

SDGs_13-climate-action

Mục tiêu 13: Hành động khẩn cấp để ứng phó biến đổi khí hậu

Du lịch góp phần vào biến đổi khí hậu đồng thời cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Các bên liên quan du lịch nên đóng một vai trò hàng đầu trong ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu.

Bằng cách giảm lượng khí thải carbon, trong lĩnh vực vận tải và lưu trú, du lịch có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng carbon thấp và giúp giải quyết thách thức cấp bách nhất của thời đại hôm nay.

Xét ở góc độ tác động tiêu cực của du lịch đến đời sống cộng động thì hoạt động khai thác du lịch chỉ vì mục tiêu lợi nhuận là một trong những hành động tàn phá và hủy hoại môi trường thiên nhiên.

Nếu chính sách kêu gọi đầu tư của địa phương không ràng buộc nghiêm ngặt về tiêu chuẩn môi trường bền vững cho nhà đầu tư thì việc khai thác du lịch là hành động làm suy thoái sự sống trong tương lai. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kéo dài hàng trăm năm, trải qua nhiều thế hệ từ việc khai thác quá mức tài nguyên rừng, núi, biển, đồng bằng….để phục vụ nhu cầu du khách.

Nếu không có một sự chuẩn bị cho các kịch bản về biến đổi khí hậu trong quá trình khai thác du lịch; đồng thời khi dấu chân vật chất (khí thải của một người) làm mất cân bằng môi trường sinh thái thì dẫn đến tình trạng nơi có nhiệt độ cao sẽ cao hơn, nơi có nhiệt độ thấp sẽ thấp hơn; hoặc hiện tượng tan băng do khí hậu ngày càng nóng hơn, nơi nóng sẽ trở thành lạnh và nơi có không khí lạnh trở thành nóng bức. Du lịch là ngành chịu tác động trực tiếp từ các thảm họa của thiên nhiên mà do chính con người gây ra.

Để hành động ngay việc ứng phó với biến đổi khí hậu, mỗi địa phương cần xây dựng các tiêu chí bảo vệ môi trường. Song song đó, nhà đầu tư cần tuân thủ quy định của địa phương trong quá trình khai thác và vận hành hệ thống kinh doanh du lịch.

Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển

Du lịch ven biển và hàng hải dựa vào hệ sinh thái biển lành mạnh.

Phát triển du lịch phải là một phần của Quản lý vùng ven biển tích hợp để giúp bảo tồn các hệ sinh thái biển mong manh và phục vụ như một phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế xanh, góp phần sử dụng bền vững tài nguyên biển. Hoạt động của du lịch gắn liền với đặc tính thiên nhiên của điểm đến.

Đối với những khu vực có điều kiện để phát triển du lịch biển thì việc bảo vệ sự sống dưới nước là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình khai thác du lịch. Việc đảm bảo cho hệ sinh thái trong lòng đại dương khỏe mạnh được xem là nhiệm vụ của nhà quản trị điểm đến và doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Hoạt động khai thác dịch vụ du lịch thám hiểm lòng đại dương hoặc trên bề mặt cần tuân thủ các nguyên tắc bảo về tài nguyên biển. Chính sách này cần được các bên tham gia cam kết bảo tồn nguồn sinh vật biển.

Xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú phải được quy định khoảng cách an toàn đối với khu vực bờ biển nhằm không gây ảnh hưởng đến sự sống sinh vật biển qua quá trình sinh hoạt. Chất thải phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường.

Chính sách địa phương khuyến khích các chương trình hành động của doanh nghiệp và du khách trong việc bảo vệ tài nguyên biển bằng nhiều hình thức.

SDGs_15-life-on-land

Mục tiêu 15: Bảo vệ các hệ sinh thái, quản lý bền vững rừng, chống sa mạc hóa, ngăn suy thoái đất và mất đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên phong phú thường là những lý do chính tại sao khách du lịch đến một điểm đến.
Du lịch có thể đóng một vai trò lớn nếu được quản lý bền vững ở các khu vực mong manh, không chỉ trong việc bảo tồn và bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn tạo ra doanh thu như một sinh kế thay thế cho cộng đồng địa phương.

Tài nguyên thiên nhiên sẳn có tại một địa phương là nguồn lực quan trọng để kích cầu du lịch.  Bảo vệ sự sống trên mặt đất tại những vùng có nguy cơ bị lãng quên là sẽ giúp cho ngành du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch mới và phong phú.

Đa dạng sinh học giúp cho địa phương cân bằng sự sống và cũng là yếu tố để du lịch quản lý sự bền vững trong quá trình khai thác.  Du lịch có mối tương quan chặt chẽ với môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp…

Do đó, khi du lịch được phát triển ở một điểm đến thì cần xây dựng nền tảng liên kết với các ngành liên quan nhằm tạo ra hệ thống quản lý đồng bộ giữa bảo vệ, tôn tạo nguồn lực nội tại và quá trình khai thác kinh doanh sao cho hài hòa và bền vững.

Hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực gây ra cho môi trường từ hoạt động du lịch bằng cơ chế quản trị điểm đến bền vững theo mô hình Con Người – Môi trường – Thị trường (PEM) là hành động cấp thiết khi địa phương xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững.

SDGs_16-peace-justice

Mục tiêu 16: Thúc đẩy hòa bình xã hội, cung cấp quyền tiếp cận tư pháp cho tất cả mọi người, xây dựng thể chế hiệu quả, trách nhiệm và toàn diện ở tất cả các cấp

Khi du lịch xoay quanh hàng tỷ cuộc gặp gỡ giữa những người có nền văn hóa đa dạng, ngành này có thể thúc đẩy sự hiểu biết và hiểu biết đa văn hóa và đa tín ngưỡng, đặt nền tảng cho các xã hội hòa bình hơn. Du lịch, mang lại lợi ích và gắn kết cộng đồng địa phương, cũng có thể củng cố hòa bình trong các xã hội sau xung đột.

Chính sách phát triển du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên khu vực thể hiện tình hữu nghị và cam kết hòa bình. Giao lưu văn hóa từ cá nhân đến tổ chức … giữa các vùng miền thúc đẩy tinh thần đoàn kết hơn. Sau mỗi chuyến du lịch, du khách sẽ có động lực hơn trong công việc, yêu thương nhau hơn và cùng nhau chia sẻ hơn cho cộng đồng của điểm đến và tại nơi cư trú.

Hành động có trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình du lịch có ý nghĩa to lớn sẽ thúc đẩy trái tim nhân ái đến một xã hội tràn đầy tính nhân văn và thịnh vượng. Do đó, chiến lược xây dựng nền tảng hòa bình trong du lịch là sản phẩm du lịch tri thức, giúp mọi người hướng đến giá trị chân thiện mỹ, khỏa lấp những đau thương mất mát bởi chiến tranh cũng như củng cố lòng nhân ái trong mỗi cá nhân.

Bên cạnh đó, khách du lịch cũng có thể tìm hiểu và nâng cao kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng, hệ thống pháp luật …ở mỗi quốc gia và địa phương khác nơi cư trú. Chương trình du lịch kết hợp học tập hoặc công việc, các chuyến công tác kinh doanh hoặc sự kiện thể thao nội vùng hay quốc tế đều do tính chất du lịch chi phối.

Kết quả của những hợp tác này nhằm hướng đến tạo giá trị tiềm ẩn bên trong lợi ích của ngành du lịch.

Mục tiêu 17: Tăng cường các phương tiện thực hiện và tạo sức sống mới cho các đối tác toàn cầu để phát triển bền vững

Do tính chất đa ngành, du lịch có khả năng tăng cường quan hệ đối tác công / tư và thu hút nhiều bên liên quan – quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương – hợp tác để đạt được SDGs và các mục tiêu chung khác. Chính sách công và tài chính đổi mới là cốt lõi để đạt được Chương trình nghị sự 2030.

Du lịch cũng như các ngành khác, đều mang tính chất của sự phát triển bền vững nhằm xây dựng một nền kinh tế tăng trưởng an toàn và thịnh vượng.

Để thực hiện các cam kết của 17SDGs cùng với tham vọng đạt được 164 chỉ tiêu đến năm 2030 – Không một ai bị bỏ lại phía sau, theo đó, chính sách phát triển du lịch dựa trên nền tảng chung về phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Việc phát triển mối quan hệ bền vững toàn cầu là mục tiêu bao quát để mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và chính phủ cùng thực hiện 16 mục tiêu còn lại, hướng về một xã hội toàn cầu bền vững mà trong đó du lịch là động lực thúc đẩy các mối tương quan này.