NHẬN ĐỊNH NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 2020

Du lịch Việt Nam và Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu

Du lịch Việt Nam được xem như điểm đến đầy mới lạ bằng giá trị thật của nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đối với thị trường du lịch toàn cầu. Chỉ số này được xếp hạng 29/140 quốc gia theo báo cáo năng lực cạnh tranh TTCI 2019, Diễn đàn kinh tế thế giới. Từ kết quả đó, cho thấy rằng, Việt Nam có vốn tài nguyên và xã hội rất lớn so với các nước. Các minh chứng cho thấy rằng, khách du lịch ngày càng nhộn nhịp hơn tại các khu điểm du lịch, công suất phòng theo đó tăng lên, đặt biệt là các đầu tư vận tải hàng không cũng được tăng về số lượng.

Bảng tổng hợp các chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam. Nguồn: WEF

Hơn thế nữa, năm 2020, Việt Nam nhận sứ mệnh là Chủ tịch Khu vực Asean. Lợi thế này mang lại tiềm năng lớn về vị thế để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay theo báo cáo TTCI 2019, thì tiêu chí môi trường thuận lợi kinh doanh du lịch của Việt Nam được xếp hạng 67/140 quốc gia. Con số này mang ý nghĩa khá tích cực cho kinh tế du lịch phát triển.

Có thể nói, trong suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội, năm 2020 được xem như là thời khắc vàng (điểm vàng trong kinh doanh) để ngành du lịch Việt Nam đánh dấu thành quả ngoài mong đợi cũng như tỏa sáng triển vọng với các nước trong khu vực và thế giới.

Nhận định về xu hướng phát triển cần được xét trên 3 điểm chính như sau

Yếu tố về lượng

Chúng ta có đầy đủ nguồn lực để phát triển ngành kinh tế, như vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, hạ tầng ngày càng được đầu tư. Đồng thời, chúng ta lại có thế mạnh về thị trường toàn cầu trong thời đại công nghệ.

Yếu tố về chất

Cũng như các nền kinh tế trên thế giới, việc nâng dần chất lượng để đáp ứng nhu cầu được đo bằng thời gian đủ dài để tạo sự kết dính chất lượng về tổng hòa các yếu tố của toàn xã hội. Không thể phủ nhận về thành tựu của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua bằng những kết quả hiển nhiên trong đầu tư bất động sản du lịch, trong việc nâng cấp đường bộ và phát triển hàng không…

Yếu tố bền vững 

an-giang-eco-tourism-4

Được xem là sức khỏe của ngành kinh tế quốc gia. Vậy nên, tính bền vững của du lịch phụ thuộc nhiều về các yếu tố bền vững từ những ngành chính có liên quan như ngành giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực đủ khỏe” về chất lượng; ngành nông nghiệp đủ khỏe để tạo ra giá trị sản phẩm cho du lịch; ngành môi trường có đủ chất xúc tác mang lại “kháng  sinh tích cực” cho du lịch yên tâm phát triển; hoặc ngành công nghệ có đủ điều kiện và nền tảng để du lịch làm công cụ vững chắc để tham gia cuộc chiến kinh tế toàn cầu. Và điều quan trọng hơn hết là ngành du lịch có phải là ngành được ưu tiên phát triển so với các ngành khác hay không. Điều này được chứng minh trong việc phân bổ ngân sách và chính sách cởi mở ngoại giao. Nếu giai đoạn này, du lịch là ngành được ưu tiên thứ yếu thì mọi tiến trình phát triển cũng theo đó mà tiến bộ. Nếu ngưỡng năm 2020, ngành du lịch được ưu tiên hàng đầu thì đó là đòn bẩy cực lớn để vị thế ngành du lịch được khẳng định trong đầu tư và tăng trưởng.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến khai thác bền vững; cùng với sự cộng hưởng từ các ngành khác, ngành du lịch Việt Nam đang “gánh” trên vai sức tải của môi trường với số lượng khách du lịch nước ngoài ước tăng trên 20 triệu cộng với dân số trong nước (gần 98 triệu dân năm 2019 theo số liệu cập nhật của Liên Hiệp Quốc). Con số vượt hơn 115 triệu dấu chân vật chất này để chúng ta điều phối điểm nhấn trong truyền thông quảng bá sản phẩm sao cho dấu chân sinh thái được cân bằng tại các điểm đến trên cả nước

Tóm lại, chỉ số năng lực cạnh tranh về du lịch của Việt Nam TTCI năm 2019 đứng hạng 63/140 quốc gia cho thấy rằng việc tăng trưởng ở khoảng trung bình là ngưỡng an toàn để chúng ta tiếp tục tăng tốc trên các bộ chỉ số chính về (1) môi trường thuận lợi, (2) chính sách và điều kiện phát triển thuận lợi, (3) hạ tầng và (4) tài nguyên thiên nhiên – văn hóa trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Con số này mang ý nghĩa thành tựu rất lớn khi ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh một quốc gia ở khu vực đang phát triển.

————–

Hanni Tran

Giám đốc khu vực Châu Á – Diễn đàn Du lịch Toàn cầu

Giám đốc điều hành GapEdu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *