3 CÁCH GIÚP CẢI THIỆN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH

Giáo dục và việc làm là một trong những thách thức lớn đối với xây dựng nội lực của nền kinh tế quốc gia. Cụ thể, đối với ngành du lịch Việt Nam, điều này càng được mong đợi hơn khi đội ngũ nhân sự có quốc tịch Việt Nam nắm giữ được vị trí lãnh đạo cấp cao trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp kinh doanh du khách sạn, lữ hành… đa quốc gia.

 

Có 3 thách thức của nhân lực du lịch Việt Nam cần được cải thiện sau đây:

 

1. Đơn vị đào tạo cần làm gì?

Hiểu về tính năng động, sự biến động liên tục của nền kinh tế toàn cầu, trong đó loại hình nền kinh tế chia sẻ chi phối và tác động lớn đến phát triển du lịch. Các đánh giá chất lượng việc làm cũng như dịch vụ được thực hiện bởi bên thứ 3 như các OTA, Blogger, Reviewer, Youtuber…Đây cũng là một trong những hiện trạng để các nhà hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch nắm bắt về tiêu chí đánh giá chất lượng. Từ đó, đơn vị đào tạo mới có thể thiết kế chương trình đào tạo, huấn luyện người học thích ứng với thực tiễn. Có thể nói rằng, sự nghiệp của người học được thiết kế từ việc thiết kế một chương trình đào tạo hợp lý với nhu cầu và/hoặc định hướng nhu cầu việc làm trong tương lai.

Để thực hiện được điều này, các cơ sở đào tạo du lịch hoặc có liên quan đến du lịch cần đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa để giúp người học tăng cường và cập nhật kiến thức. Đồng thời, nhà trường là nơi khuyến khích học viên kỹ năng tự học, tự phát triển bản thân để kích thích sự sáng tạo có ích cho ngành. Bên cạnh đó, các trường tạo ra các sân chơi trí tuệ để phát hiện tài năng cho ngành, đặc biệt là năng lực quản lý, ý tưởng sáng tạo, các phát minh phù hợp với nhu cầu phát triển hàng ngày của du lịch.

Nói cách khác, đơn vị đào tạo du lịch cần có tư duy làm kinh doanh du lịch, cập nhật kiến thức và concept du lịch mới,  có đầy đủ năng lực thúc đẩy kinh tế quốc tế về du lịch trước một thị trường và nhu cầu ngày càng rộng lớn mà nơi đó có sự hỗ trợ rất lớn từ sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ.

Có 3 nhóm chính để thiết kế chương trình đào tạo theo mô hình một đơn vị kinh doanh du lịch trong thực tế như:

  • Nhóm phát triển con Người
  • Nhóm phát triển sản phẩm
  • Nhóm phát triển thị trường

Từ đó, các học phần hiện tại về nghiệp vụ hoặc kỹ năng được sắp xếp lại sao cho phù hợp với các nhóm; người học sẽ được quen và thích ứng công việc ngay trên ghế nhà trường. Tùy vào định hướng đầu ra của mỗi trường mà có đa dạng module. Đây cũng là giải pháp để các trường tái định vị câu chuyện đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch.

 

2. Người học cần làm gì?

Người học luôn có một tinh thần học chủ động suốt cả cuộc đời. Sau khi nhận được kiến thức từ môi trường học theo ngành đã chọn, người học cần tiếp tục việc học của mình ở môi trường việc làm. Vừa học vừa đóng góp sức lao động của mình vào một tổ chức hay đơn vị hay doanh nghiệp.

Các trải nghiệm của người học ở môi trường việc làm được bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Khi các bạn có đủ năng lực để giữ vị trí then chốt thì đó là thời điểm để các bạn có thể tự tin giảm thiểu các rào cản trong hành trình thăng tiến cũng như có thể tạo lập cho bản thân một sự nghiệp kinh doanh trong ngành ở bất kỳ lĩnh vực nào của chuỗi giá trị cung ứng ngành du lịch hoặc ngành có liên quan.

Con đường thăng tiến, sự nghiệp của người học là do chính họ quyết định và kiểm soát. Để giữ được vị trí càng cao thì người học cần có đủ thời gian để tự tôi luyện.

Điều quan trọng mà người học cần ghi nhớ là trong một tổ chức, chỉ có 5% nhân sự là nắm vai trò chủ chốt. Do đó, người học cần xác định rất rõ niềm đam mê, sự dấn thân, kỹ năng và kỹ thuật để có thể giữ được các vị trí trọng yếu này.

 

3. Nhà tuyển dụng cần làm gì?

Nhà tuyển dụng luôn là đối tác chiến lược với đơn vị đào tạo trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự cho toàn ngành. Môi trường làm việc có chính sách tiếp tục huấn luyện và giữ gìn nguồn tài năng. Việc tạo ra nguồn nhân lực cấp cao không chỉ là nhiệm vụ của đơn vị đào tạo mà là thế kiềng 3 chân của 3 thành tố chính. Đó là môi trường đào tạo – người học- môi trường việc làm. Các tiêu chí về đánh giá chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp cũng chính là chính sách về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà trong đó các tiêu chí về nhân lực là một trong 3 nhóm chính để tạo nên uy tín và giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp hay tổ chức.

 

Trần Bảo Trân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *