NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHỤC VỤ HƠN 10 TRIỆU KHÁCH QUỐC TẾ

” Sau cùng nhưng không thể thiếu, đó là lồng ghép chương trình nâng cao nhận thức về du lịch vào hệ thống học đường để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp cận đến yếu tố văn minh trong du lịch. Chương trình này có thể được thiết kế là hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng độ tuổi, cấp học nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng sống tích cực, hình thành thói quen của hành vi và thái độ hiếu khách ngay từ nhỏ. Đây là một chiến lược đào tạo và uốn nắn nguồn nhân lực phục vụ du lịch mang tính dài hạn để tạo ra các thế hệ tiếp theo có tư duy và tố chất của con người sống, làm việc và phát triển trong nền kinh tế dịch vụ.”

Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố) cần làm gì để hướng đến phục vụ hơn 10 triệu lượt khách quốc tế là câu hỏi mang tính trách nhiệm cao của ngành du lịch thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này có nghĩa là chúng ta đang sống vì du lịch, làm việc và phát triển vì du lịch và có trách nhiệm đối với quốc gia khi các hoạt động thường ngày luôn là hình ảnh của con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam chạm đến cảm xúc của khách nước ngoài.

Trong các kỳ hội nghị, hội thảo cấp quốc gia về nguồn nhân lực du lịch, Thủ tướng đã chỉ đạo rõ “Mỗi người dân Việt Nam là đại sứ ngành du lịch”. Từ thông điệp này cho chúng ta suy nghĩ về lòng yêu tổ quốc hơn bao giờ hết trong bối cảnh toàn cầu hóa mà du lịch là ngành dễ dàng tiếp cận đến mối quan hệ quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực.

Nói cách khác, ngành du lịch có sức ảnh hưởng đến các yếu tố tác động về kinh tế, xã hội và môi trường trong quá khứ, hiện tại và tương lai trong việc giải quyết các nhu cầu của du khách, các ngành công nghiệp, các cộng đồng.

Với những sản phẩm truyền thông du lịch Thành phố tuyệt đẹp cùng với Slogan Vibrant Ho Chi Minh City đã chinh phục được trái tim và tâm hồn của du khách quốc tế khi họ tiếp cận thông điệp này trước khi đến trải nghiệm.

Như vậy, ngành du lịch chúng ta cần xác định rõ Ai là người có vai trò phục vụ du khách để họ thật sự rung động và có tình cảm tốt đẹp sau khi rời Thành phố.

1. Định nghĩa khái niệm “Ai có vai trò phục vụ du khách quốc tế” đối với du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với các loại hình như du lịch nội đô, du lịch M.I.C.E, du lịch đường thủy, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực được xem như sản phẩm chính để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương đóng vai trò là nền kinh tế đầu tàu của cả nước.

Do vậy, bên cạnh nguồn nhân lực từ hệ thống cơ sở lưu trú từ 1-5sao, các đơn vị lữ hành;  cộng đồng của các loại hình này được nhận ra là những người dân sinh sống và kinh doanh các loại hình được nêu trên như các hộ kinh doanh tiểu thương tại các trung tâm mua sắm (chợ Bến Thành, An Đông, hệ thốngVincom, Parkson…), hộ gia đình kinh doanh du lịch sinh thái – cộng đồng tại Cần Giờ, nhân viên phục vụ các khu du lịch sinh thái, nhà hàng sinh thái, quán cà phê, cơ sở lưu trú, nhân viên của hệ thống vận chuyển khách như các hãng taxi, xe buýt công cộng; đồng thời những người dân sinh sống tại thành phố Hồ Chính Minh cũng được xem như cộng đồng địa phương nơi các loại hình của du lịch thành phố đang phát triển.

 

Nguồn: Thực hành của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm, dự án EU

2. Vai trò của cộng đồng đối với du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Người dân địa phương cần hiểu rõ trách nhiệm của mỗi bản thân là 1 đại sứ du lịch, là 1 hướng dẫn viên, 1 thuyết minh viên của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có trách nhiệm thể hiện tinh thần yêu nước, hiểu rõ giá trị lịch sử dân tộc, hiểu rõ giá trị lịch sử sản phẩm du lịch do chính bản thân họ đang kinh doanh và đặc biệt là thể hiện văn minh thương mại.

Cần có thái độ ứng xử thân thiện, tôn trọng và hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương;

Hiểu biết về nguồn tài nguyên cộng đồng đang sở hữu để bảo vệ và giới thiệu đến du khách;

Tham gia các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tránh tình trạng tự phát, gây lộn xộn, thiếu văn minh đô thị…

 

3. Chương trình hành động để hỗ trợ cộng đồng địa phương có tinh thần trách nhiệm đối với du lịch thành phố Hồ Chí Minh

  • Đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho từng cộng đồng tại mỗi loại hình du lịch: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết minh, kỹ năng trình bày, văn hóa ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng kinh doanh,
  • Khuyến khích cộng đồng thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong du lịch qua các phương tiện truyền thông
  • Cập nhật Luật du lịch có liên quan đến từng nhóm đối tượng cộng đồng theo loại hình du lịch.

  • Sở Du lịch phối với Sở Ban ngành khác và và các cơ sở đào tạo để tập huấn cho cộng đồng về văn minh thương mại, luật kinh doanh, luật kinh doanh quốc tế, kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chửa cháy, xu hướng du lịch của thế giới…
  • Thực hiện cơ chế giám sát tính trách nhiệm của cộng đồng sau thời gian được đào tạo.
  • Sau cùng nhưng không thể thiếu, đó là lồng ghép chương trình nâng cao nhận thức về du lịch vào hệ thống học đường để thế hệ trẻ có cơ hội tiếp cận đến yếu tố văn minh trong du lịch. Chương trình này có thể được thiết kế là hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng độ tuổi, cấp học nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng sống tích cực, hình thành thói quen của hành vi và thái độ hiếu khách ngay từ nhỏ. Đây là một chiến lược đào tạo và uốn nắn nguồn nhân lực phục vụ du lịch mang tính dài hạn để tạo ra các thế hệ tiếp theo có tư duy và tố chất của con người sống, làm việc và phát triển trong nền kinh tế dịch vụ.

 Hanni Tran

C.E.O GapEdu Consulting & Training

Asia Director World Tourism Forum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *