25 điều cần làm sau COVID-19 để du lịch phát triển bền vữn

“Thế giới chưa được chuẩn bị cho COVID-19, nhưng nếu chúng ta học được bài học từ cuộc khủng hoảngnày, chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta không chỉ có thể cứu hành tinh khỏi tình trạng khẩn cấp về khí hậu mà còn có thể tạo ra một thế giới công bằng hơn với cơ hội cho tất cả mọi người. Từ đó, ngành du lịch mới có thể tồn tại và vận hành để đạt được mục tiêu phát triển bền vững bởi vì ngành du lịch không thể “xanh hơn” khi các yếu tố đầu vào đang không thuận thiên” (Hanni Tran, CEO GapEdu – Partnerships Director World Tourism Forum Institute, Head Quarter)

25 điều sau sẽ giúp chúng ta hướng tới phục hồi xanh toàn diện.

Nông nghiệp

  1. Cải thiện năng suất nông nghiệp theo những cách bền vững nhằm giảm lượng khí thải và cho phép chúng ta nuôi sống dân số toàn cầu đang tăng lên.
  2. Cải cách các quy định về lương thực và canh tác dẫn đến sản xuất dư thừa, lãng phí lương thực và làm sai lệch giá cả và tăng lượng khí thải nông nghiệp.
  3. Sử dụng hệ thống thuế và các khoản hỗ trợ để giảm lượng khí thải, cẩn thận để tránh tăng giá lương thực hoặc đẩy nông dân ra khỏi đồng áng.
  4. Đưa nông nghiệp vào các chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu để đảm bảo các tác động của nó không bị bỏ qua.
  5. Giúp người tiêu dùng và nhà sản xuất lựa chọn thực phẩm sáng suốt và giảm lãng phí thực phẩm.

Xây dựng

  1. Đảm bảo rằng tiền không được chi cho các dự án gây hại cho khí hậu và thay vào đó đầu tư vào các công trình bền vững.
  2. Đưa ra các quy định nghiêm ngặt về xây dựng thân thiện với khí hậu và các tiêu chuẩn xây dựng.
  3. Sử dụng các biện pháp khuyến khích về thuế và tài chính để cải tạo và sử dụng lại các tòa nhà hiện có hơn là luôn xây mới.
  4. Khuyến khích xây dựng bền vững trong quy hoạch đô thị và nông thôn.
  5. Hướng dẫn các nhà quy hoạch và xây dựng cách xây dựng và duy trì các công trình xanh

Điện

  1. Tập trung đầu tư vào sản xuất năng lượng xanh và mạng lưới phân phối điện bền vững.
  2. Loại bỏ việc sử dụng than và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng xanh sẵn có tại địa phương.
  3. Sử dụng định giá carbon để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và xóa bỏ các rào cản ngăn mọi người chuyển sang năng lượng tái tạo.
  4. Chuyển ngân sách của chính quyền trung ương và địa phương vào các dự án năng lượng xanh.
  5. Cung cấp cho các nhà đầu tư và người tiêu dùng thông tin để đảm bảo họ lựa chọn năng lượng bền vững.

Công nghiệp

  1. Tăng cường nghiên cứu và phát triển các quy trình công nghiệp carbon thấp mới.
  2. Đưa ra các quy định về hiệu quả năng lượng để giảm phát thải từ ngành công nghiệp.
  3. Sử dụng định giá carbon để khuyến khích đổi mới mà không làm tổn hại đến tính cạnh tranh.
  4. Đi đầu trong lĩnh vực của bạn trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, trong đó các nguồn lực được bảo tồn và tái sử dụng.
  5. Giáo dục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động về các thực hành bền vững tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.

Giao thông vận tải

  1. Tăng cường nghiên cứu phát triển, sản xuất và sử dụng nhiên liệu không phát thải.
  2. Tận dụng tốt nhất năng lực vận tải hiện có thông qua các biện pháp như chia sẻ xe và hậu cần thông minh để nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa.
  3. Sử dụng các biện pháp như tăng thuế đối với các phương tiện gây ô nhiễm để khuyến khích sử dụng vận tải hành khách và hàng hóa bền vững.
  4. Đảm bảo các giải pháp carbon thấp là lựa chọn mặc định khi thiết lập các chính sách vận tải.
  5. Chia sẻ kiến thức về các phương pháp giảm khí thải giao thông đã được kiểm chứng, chẳng hạn như dạy các tài xế lái xe tải kỹ thuật lái xe sinh thái.

 GapEdu

Tham khảo: OECD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *